Chuyên gia cảnh báo nếu phụ nữ có dấu hiệu này sau một đêm tỉnh dậy cần cẩn trọng với bệnh ung thư
Theo thông tin đăng tải trên báo Phụ nữ Thủ đô, đổ mồ hôi trộm là hiện tượng bất thường xảy ra, có thể là do bệnh ung thư. Mặc dù thông thường việc đổ mồ hôi đêm không có gì đáng lo nhưng chúng có thể là triệu chứng ban đầu của một số bệnh ung thư khác nhau, bao gồm bệnh bạch cầu, ung thư hạch, ung thư xương, ung thư gan, ung thư trung biểu mô và khối u carcinoid.
Dù các chuyên gia không biết chính xác tại sao điều này lại xảy ra nhưng nó có thể là dấu hiệu của việc cơ thể đang cố gắng chống lại bệnh ung thư, cũng như sự thay đổi nội tiết tố. Ngoài ra, ung thư có thể gây sốt trong một số trường hợp, khiến cơ thể đổ mồ hôi quá nhiều để tự hạ nhiệt.
Điều này cũng có thể xảy ra nếu bạn đang được điều trị ung thư. Theo Hiệp hội Ung thư của Mỹ (ACS), bệnh nhân ung thư có thể bị bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm do phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và dùng một số loại thuốc. Theo ACS, các dấu hiệu khác cần chú ý bao gồm cảm thấy nóng bất thường ở một hoặc nhiều vùng trên cơ thể, khi thức dậy thấy khăn trải giường ẩm ướt, có cảm giác ớn lạnh và đổ mồ hôi ướt đẫm ngay cả khi bạn không ở trong một khu vực nóng.
Trường hợp đổ mồ hôi đêm do ung thư có xu hướng dai dẳng hơn và kèm theo sốt, trong khi đổ mồ hôi do mãn kinh hoặc các nguyên nhân phổ biến hơn chỉ thỉnh thoảng xảy ra. Ở bệnh nhân ung thư, điều này thường xảy ra cùng với các triệu chứng như mệt mỏi và sụt cân không rõ nguyên nhân.
Làm cách naào để tránh đổ mồ hôi đêm?
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, để giảm đổ mồ hôi vào ban đêm, điều đầu tiên là hãy thử giảm nhiệt độ phòng ngủ, mặc quần áo rộng và nhẹ, đồng thời tránh các chất kích thích đổ mồ hôi như thức ăn cay hoặc rượu trước khi đi ngủ, cụ thể:
- Giữ cho phòng ngủ của bạn mát mẻ. Học viện Y học về Giấc ngủ Hoa Kỳ khuyến nghị nhiệt độ phòng là 68 độ F (20 độ C) để ngủ, nhưng một số người có thể cảm thấy thoải mái hơn với nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn.
- Dùng quạt hoặc mở cửa sổ. Sử dụng quạt hoặc mở cửa sổ có thể giúp lưu thông không khí, giữ cho phòng ngủ và cơ thể bạn mát mẻ trong khi bạn ngủ.
- Mặc quần áo làm từ vải thoáng khí và thấm ẩm. Quần áo rộng, nhẹ được làm từ chất liệu thoáng khí như cotton có thể giúp bạn mát mẻ và khô ráo vào ban đêm.
- Sử dụng bộ đồ giường hút ẩm. Ga trải giường, vỏ gối và vỏ nệm làm từ vật liệu hút ẩm như tre hoặc vải lanh có thể hút ẩm và ngăn giữ nhiệt.
- Giữ nước. Uống nhiều nước trong suốt cả ngày để giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và giảm nguy cơ mất nước, vốn có thể làm đổ mồ hôi ban đêm trầm trọng hơn.
- Hạn chế caffein, rượu và thức ăn cay trước khi đi ngủ. Tránh thức ăn và đồ uống có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và khiến bạn đổ mồ hôi, đặc biệt là vào cuối ngày hoặc gần giờ đi ngủ.
- Thực hành các kỹ thuật thư giãn. Căng thẳng và lo lắng có thể gây đổ mồ hôi ban đêm. Thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, hít thở sâu hoặc yoga có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Nếu bạn chỉ thỉnh thoảng đổ mồ hôi đêm và nó không làm gián đoạn giấc ngủ hoặc chất lượng cuộc sống của bạn, thì đó có thể không phải là lý do để lo lắng. Nhưng nếu những điều chỉnh trên không giúp ích gì và tình trạng đổ mồ hôi ban đêm của bạn dường như trở nên tồi tệ hơn hoặc thường xuyên hơn, thì đã đến lúc bạn nên gặp bác sĩ, đặc biệt nếu nó ảnh hưởng đến khả năng ngủ của bạn.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của nhiều căn bệnh.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Tuy nhiên, đội như thế nào, chất liệu mũ ra sao cũng cần đặc biệt chú ý.
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp.
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.