Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn quá nhiều muối và ít protein trong chế độ ăn uống
Được biết, hiện nay các bệnh không lây nhiễm đang gia tăng ở Ấn Độ và trên toàn thế giới. Chúng bao gồm các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, bệnh thận, tiểu đường loại 2 và nhiều bệnh khác.
Một nghiên cứu của Ấn Độ gần đây đã cho thấy rằng người dân ở phía Bắc Ấn Độ có nguy cơ mắc các bệnh bao gồm tăng huyết áp, bệnh tim mạch và bệnh thận mãn tính do ăn quá nhiều muối nhưng lại ăn ít protein trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Các nhà nghiên cứu này được Viện Y tế Toàn cầu Ấn Độ George, phối hợp với Viện Nghiên cứu và Giáo dục Y tế Sau đại học (PGIMER) ở Chandigarh, đã thực hiện nghiên cứu thói quen ăn kiêng của người dân phía Bắc của Ấn Độ.
Qua nghiên cứu, các nhà nghiên cứu này đã cho thấy thói quen ăn kiêng của người dân ở phía Bắc Ấn Độ đã ăn quá nhiều muối có thể là thủ phạm của những bệnh này. Theo nghiên cứu, việc tiêu thụ các chất dinh dưỡng cần thiết để có sức khỏe tim mạch và thận tốt là chưa được người dân ở phía Bắc Ấn Độ tối ưu tốt nhất.
Thay vào đó, họ tập trung vào việc ăn quá nhiều muối và mức tiêu thụ kali cũng như protein thấp hơn mức cho phép trong chế độ ăn uống được khuyến nghị. Ngoài ra, nam giới còn có lượng tiêu thụ muối cao hơn so với phụ nữ.
Đặc biệt, các nghiên cứu này còn tập trung vào lượng muối, kali, phốt pho và protein của người dân tiêu thụ. Tất cả những chất này đều có tác động đến nguy cơ phát triển các bệnh không lây nhiễm.
Theo Giáo sư Vivekanand Jha, Giám đốc Điều hành, Viện Sức khỏe Toàn cầu George, Ấn Độ và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Chế độ ăn uống kém dinh dưỡng là yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh không lây nhiễm (NCD), vốn là mối lo ngại đáng kể về sức khỏe cộng đồng. Ở Ấn Độ, người dân ăn các loại thực phẩm khác nhau, nhưng điều quan trọng là phải biết chính xác những chất dinh dưỡng nào họ đang nhận để giúp ngăn ngừa”.
“Nếu ăn lượng muối cao và lượng kali thấp thì sẽ dễ mắc một số bệnh cần phải can thiệp như tim mạch, huyết áp, thận ... Vì vậy khuyến khích các cá nhân cần ăn một chế độ ăn uống cân bằng và hạn chế ăn quá nhiều muối để có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh này”.
Giáo sư Vivekanand Jha nhấn mạnh: “Chúng ta cần hành động ngay để khắc phục sự mất cân bằng về chất dinh dưỡng và khuyến khích mọi người ăn uống lành mạnh hơn bằng cách tăng cường sự đa dạng, đồng thời hạn chế ăn quá nhiều muối”.
Theo đó, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra một số lời khuyên để có một chế độ ăn uống cân bằng:
Như cần đọc nhãn thực phẩm và biết rõ thành phần trước khi sử dụng.
Bổ sung nhiều nhóm thực phẩm bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc, sữa, protein, chất béo, dầu...
Chú ý đến lượng muối và đường của bạn trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Theo dõi lượng calo nạp vào mỗi ngày của mình.
Tập trung vào nhu cầu vi chất dinh dưỡng của bạn và bổ sung thêm nếu cần.
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn nấm thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, nhưng ăn bao nhiêu là đủ?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có tốt không?
Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
Những ngày thời tiết thay đổi, bạn nên tích trữ nhiều hơn những thực phẩm này trong nhà. Chúng có thể giúp cả nhà bạn khỏe mạnh đấy nhé!
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên
Cà rốt là một loại rau bổ dưỡng, tiện lợi, đa năng và ăn cà rốt thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của xương, mắt, giảm mức cholesterol, giảm nguy cơ ung thư.