Chủ động phòng ngừa loãng xương trước khi quá muộn
Loãng xương là một bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng và mọi độ tuổi. Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Trực, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, người từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn.
Bên cạnh tuổi tác, có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến loãng xương. Đáng chú ý là tình trạng cơ thể không hấp thụ đủ canxi; thói quen sử dụng nhiều bia, rượu, hút thuốc lá và các chất kích thích; lười vận động hoặc thường xuyên làm việc nặng nhọc. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới do sự suy giảm estrogen trong giai đoạn mãn kinh. Sự thiếu hụt hormone này khiến mật độ xương giảm, xương trở nên giòn và dễ gãy hơn.
Tại khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, trung bình mỗi tuần có từ 5 đến 7 ca phẫu thuật gãy liên mấu chuyển xương đùi. Phần lớn bệnh nhân là người cao tuổi và có tình trạng loãng xương nặng. Đáng chú ý, có những trường hợp bệnh nhân bị gãy xương lần thứ hai, thậm chí lần thứ ba. Quá trình hồi phục sau phẫu thuật của những bệnh nhân này thường chậm hơn so với người trẻ tuổi hoặc những người không mắc loãng xương.
2 người đàn ông đột quỵ sau khi tắm khuya
2 người đàn ông bị đột quỵ sau khi tắm khuya, trong đó 1 người hôn mê sâu, không còn...
Thời điểm dễ khiến bệnh tim trở nặng
Thời tiết trở lạnh cũng là thời điểm các bệnh lý về tim mạch có nguy trở nặng, thậm chí...
Loại virus rất phổ biến lây qua đường tình dục
Virus papilloma ở người (HPV) có thể lây truyền qua tiếp xúc thân mật, chủ yếu là trong hoạt động...
Phòng ngừa đột quỵ: Nên ăn và nên tránh gì?
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa đột quỵ và hỗ trợ phục hồi...