Chọn tư thế ngủ của mẹ bầu để thai nhi thoải mái, mẹ ngủ ngon giấc
Nội dung bài viết:
Tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ
Vào ba tháng đầu thai kỳ, hai tư thế nằm của thai nhi phổ biến đó là nằm ở tư thế đầu ở phía trên và đôi khi lại quay đầu xuống phía dưới. Phôi thai sẽ tìm một vị trí thích hợp để bám vào thành tử cung. Lúc này phôi thai bắt đầu tách thành 2 nhóm: Nhóm phát triển thành nhau thai và nhóm còn lại hình thành thai nhi.
Ở 3 tháng giữa kỳ, mẹ có thể tự cảm nhận được đầu thai nhi nằm ở bụng dưới hay bên dưới rốn. Lúc này, thai nhi hơi nghịch, đạp liên tục và di chuyển nhiều trong bụng mẹ, tùy vào cơ địa của từng mẹ và sự phát triển nhanh hay chậm của thai nhi. Một số mẹ sẽ cảm nhận được sớm hơn những bà mẹ khác cùng tuần tuổi.
Tư thế nằm của thai nhi ở thời điểm cuối thai kỳ có ảnh hưởng và quyết định rất nhiều đến khả năng sinh thường hay sinh mổ của mẹ. Đến thời điểm này trẻ đã lớn và không thể xoay trở được nữa, tức là quay đầu xuống dưới.
Càng về cuối, đầu thai nhi càng cứng cáp, đặc biệt khi ở tuần thứ 32 – 34 của thai kỳ, Bác sĩ sẽ cho mẹ tiến hành thăm dò để xác định vị trí ngôi của thai nhi. Thường thì lúc này thai nhi sẽ nằm đúng ngôi đầu, là ngôi thai thuận nhất để sinh.
Tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu có xu hướng mệt mỏi và buồn ngủ do sự gia tăng liên tục của hormone progesterone trong cơ thể. Đồng thời khiến cho bà bầu có các triệu chứng đau ngực, đầy bụng, táo bón, đi tiểu nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ.
Để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu, tư thế nằm của mẹ cũng quyết định và ảnh hưởng rất nhiều đến bé. Ở thời điểm này, thai nhi còn nhỏ và lực tác động của em bé lên cơ thể mẹ bầu chưa đáng kể, mẹ vẫn có thể nằm thoải mái, tự do khi ngủ.
Mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều và ngủ ngay khi có thể. Tư thế ngủ của mẹ bầu nên nghiêng về bên trái càng nhiều càng tốt bởi đây là vị trí tốt nhất, đảm bảo sự lưu thông máu.
Các bà bầu cũng có thể sử dụng thêm gối để đặt dưới bụng sẽ giúp bạn thoải mái hơn. Hoặc có thể nằm ngửa để cho bụng bầu được dễ chịu. Nếu có thể, mỗi đêm các mẹ hãy cố gắng đi ngủ vào cùng một thời điểm để cơ thể dần quen thuộc và giúp hình thành một lịch trình ổn định cho giấc ngủ.
Nếu chợt thức dậy giữa đêm, không nên bật đèn có ánh sáng mạnh mà chỉ nên sử dụng đèn ngủ với lượng ánh sáng dịu nhẹ để có thể tiếp tục ngủ. Buổi tối, mẹ bầu nên tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều chất lỏng hoặc uống nhiều nước để hạn chế phải đi vệ sinh, gây gián đoạn giấc ngủ. Nên tránh những tư thế như nằm sấp, ôm gối ngủ bởi lâu dần có thể thành thói quen.
Tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng giữa
Bước vào giai đoạn giữa thai kỳ, các bà bầu đã dần bớt sự mệt mỏi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều biến đổi trong giai đoạn này khiến các mẹ bầu vẫn bị khó ngủ. Tử cung mở rộng, cơ hoành bị hạn chế, hơi thở của bà bầu trở nên ngắn và nông hơn khiến bà bầu phải đối mặt với chứng ợ nóng khó chịu hoặc xuất hiện những giấc mơ về sự phát triển của thai nhi.
Trong trường hợp này, bà bầu nên ngủ trong tư thế nằm nghiêng bên trái và gối đầu cao để giữ cho axit dạ dày không trào ngược lên cổ. Đồng thời mẹ nằm nghiêng, đặt gối dưới bụng và sau lưng sẽ giúp giảm áp lực thai kỳ nặng nề.
Tư thế ngủ bà bầu 3 tháng cuối
Trong toàn bộ thai kỳ, 3 tháng cuối là giai đoạn khó ngủ nhất với bà bầu. Lúc này, thai nhi trong bụng hay chuyển động cộng thêm cân nặng tăng, tần suất đi tiểu quá nhiều khiến các bà bầu thường tỉnh táo vào ban đêm.
Trong toàn bộ thai kỳ, giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn khó ngủ nhất với bà bầu. Lúc này, thai nhi trong bụng hay chuyển động, cộng thêm cân nặng tăng và tần suất đi tiểu quá nhiều khiến các bà bầu thường tỉnh táo vào ban đêm.
Theo Hiệp hội mang thai Hoa Kì, tốt nhất là mẹ nên nghiêng mình qua bên trái khi ngủ giúp tiếp thêm chất dinh dưỡng và máu đến nhau thai. Bên cạnh đó, tư thế này giữ tử cung tránh xa khỏi gan, vì gan nằm bên phải bụng của mẹ.
Bà bầu nằm nghiêng bên phải có sao không?
Trong những tháng đầu, mẹ có thể nằm ngửa, nằm nghiêng tùy theo ý thích. Tuy nhiên, khi đến tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, tư thế nằm ngửa hoặc nằm sấp sẽ khiến mẹ cảm thấy không thoải mái.
Có rất nhiều bà bầu than phiền về việc mất ngủ thường xuyên và họ cảm thấy nằm nghiêng bên phải thì dễ ngủ hơn. Thế nhưng, nằm nghiêng bên phải có phải là tư thế ngủ không tốt cho bà bầu?
Theo các nghiên cứu, bà bầu nằm nghiêng bên phải khi ngủ sẽ không gây ra nguy hiểm gì. Các nghiên cứu lại chỉ ra rằng phụ nữ mang thai nằm nghiêng bên trái sẽ tốt hơn là nằm nghiêng bên phải.
Theo quan sát, những bà bầu nằm nghiêng bên trái sẽ ít có nguy cơ sinh non hơn so với những phụ nữ nằm nghiêng bên phải. Ngoài ra, tư thế nằm ngửa và nằm nghiêng bên phải cũng sẽ khiến lượng máu chảy đến thai nhi bị giảm. Do đó, để đảm bảo sự phát triển của bé, các chuyên gia vẫn khuyên bạn nên nằm nghiêng bên trái khi ngủ.
Trong thời gian mang thai, các chuyên gia khuyên mẹ nên tránh căng thẳng. Do đó, mặc dù nằm nghiêng bên phải có thể không tốt nhưng nếu bà bầu cảm thấy không thoải mái khi đổi tư thế, hãy nằm tư thế mà mẹ yêu thích hoặc để đảm bảo an toàn, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về tư thế ngủ đúng.
Cách ngủ ngon cho bà bầu
Sử dụng gối cho bà bầu: Mẹ có thể đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối hoặc kê dưới bụng hoặc kê gối sau lưng để cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ.
Tránh ăn no, uống nhiều nước trước khi đi ngủ: Mặc dù bà bầu hay cảm thấy đói về đêm nhưng mẹ đừng nên ăn vào thời điểm2 – 3 giờ trước khi đi ngủ. Nguyên nhân là do ăn vào thời điểm này rất dễ bị ợ nóng, gây cảm giác khó chịu. Ngoài ra, mẹ cũng nên uống ít nước vào buổi tối vì khi mang thai, thai nhi sẽ chèn ép lên bàng quang, khiến mẹ có cảm giác buồn tiểu thường xuyên.
Tạo môi trường ngủ thoải mái, nhẹ nhàng: Nếu cảm thấy khó ngủ, mẹ có thể cân nhắc đến việc thay đổi phòng ngủ, giường nệm. Phòng ngủ cần thoáng mát, yên bình, không ồn ào và giảm nhẹ ánh đèn trong phòng khi ngủ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tránh sử dụng các thiết bị điện tử có thể gây hại cho giấc ngủ như tivi, máy tính bảng, điện thoại di động…
Chọn tư thế ngủ của mẹ bầu phù hợp: Như đã đề cập ở trên, tư thế ngủ tốt nhất là tư thế nằm nghiêng bên trái. Đây là tư thế phù hợp hỗ trợ cho quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Ngoài ra, tư thế này sẽ giúp cơ thể bà bầu không phải chịu bất kỳ sức ép nào, tạo điều kiện cho hệ tim mạch hoạt động bình thường, thận cũng dễ bài tiết chất thải, làm giảm lượng nước tích tụ trong cơ thể, giúp bà bầu tránh được nguy cơ phù nề khi mang thai.
Có thể thấy, tư thế ngủ của mẹ bầu không còn là vấn đề đáng lo ngại của mẹ. Mẹ nên giữ cơ thể luôn trong trạng thái thoải mái tinh thần, bổ sung chất dinh dưỡng đúng cách. Có thể nghe nhạc, vẽ tranh hoặc làm toán để kích thích trí não cho thai nhi, giúp con sinh ra khỏe mạnh và thông minh hơn.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.