Cho trẻ sơ sinh bú mẹ đúng cách để sữa về ào ạt sau sinh
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh
Trong 3 ngày đầu tiên sau khi sinh, bầu ngực sẽ tiết ra sữa non - một chất lỏng hơi vàng chứa nhiều kháng thể giúp trẻ chống nhiễm trùng. Trong vài ngày tiếp theo, sữa non sẽ dần dần thay đổi và trở nên trắng hơn và nhiều hơn.
Cách cho trẻ sơ sinh bú mẹ thời điểm ngay sau khi chào đời rất quan trọng để bé có thể bú được hết những giọt sữa non quý giá. Vào khoảng ngày thứ ba, khi sữa bắt đầu “tích lũy”, ngực sẽ có cảm giác nặng hơn.
Bạn nhận thấy rằng bé sẽ nuốt những ngụm lớn hơn trong mỗi lần cho bú. Đừng lo hết sữa mà không cho con bú mẹ. Bé bú càng nhiều, cơ thể sẽ càng sản xuất thêm nhiều sữa. Vì vậy, cách tốt nhất để thiết lập và duy trì nguồn cung cấp sữa là cho con bú bất cứ khi nào trẻ đói.
Cho trẻ bú bao nhiêu là đủ?
Thực tế, khi bé con “dính” miệng vào bầu sữa, mẹ cứ để bé bú đã đến khi nào bé muốn ngừng lại. Khi con yêu dừng bú hoặc ngủ thiếp đi, mẹ nhẹ nhàng đỡ bé ra khỏi vị trí, vỗ nhẹ lưng cho bé ợ, thay tã cho bé dễ chịu hoặc cho bé tiếp tục bú bên ngực còn lại. Theo phản xạ tự nhiên, trẻ vẫn có thể “nút” vú mẹ khi lim dim ngủ.
Thời gian cho trẻ sơ sinh bú mẹ là cách nhau ít nhất mỗi 2-3 giờ, ít nhất 10 phút cho mỗi bên, tổng cộng là 20 phút/lần bú. Có như vậy, sức khỏe và sự phát triển của trẻ mới được đảm bảo. Đồng thời, đây còn là khoảng thời gian thích hợp để cơ thể mẹ sản xuất thêm sữa cho lần ăn sau của con.
Khi bé lớn hơn một chút, bé sẽ không cần phải bú quá lâu, khoảng 5-10 phút mỗi lần là đã quá đủ. Chỉ cần trong chớp nhoáng, mẹ sẽ thấy bé ti sạch lượng sữa trong bầu ngực mẹ hoặc nút trọn vẹn bình sữa rất nhanh chóng.
Hướng dẫn cách cho trẻ sơ sinh bú mẹ
Cách tập cho trẻ sơ sinh bú mẹ không phải đơn giản, đó là cả quá trình mẹ cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng:
Giữ trẻ: Đây là bước khá quan trọng trong cách cho trẻ sơ sinh bú mẹ. Đỡ trẻ để bé hoàn toàn hướng mặt về phía bạn. Nâng cằm bé chạm vào ngực, mũi không bị chặn và đầu hơi ngả về sau.
Khuyến khích trẻ há miệng: Áp cằm bé vào ngực và chà xát môi trên và mũi bằng núm vú để khuyến khích trẻ mở rộng miệng.
Ngậm núm: Khi trẻ đã mở rộng miệng, hướng núm vú về vòm miệng. Bé sẽ ngậm núm và phần lớn nhũ hoa (phần sẫm màu quanh núm vú) trong miệng. Phần nhũ hoa lộ ra bên trên miệng sẽ nhiều hơn bên dưới miệng.
Kiểm tra tư thế ngậm núm: Mẹ nên nghĩ về cảm giác khi trẻ bắt đầu bú. Có đau không? Kéo trẻ lại gần một chút thì sao? Còn đau không? Nếu còn, nhẹ nhàng đưa trẻ ra và bắt đầu lại. Trẻ sẽ lấy sữa nhờ sự kết hợp của động tác mút và tạo áp suất ngậm trong miệng. Bạn cũng có thể thấy cảm giác ngứa ran, khi sữa bắt đầu chảy bạn sẽ thấy động tác mút/nuốt của trẻ nhịp nhàng hơn.
Tiếp tục cho bú: Trẻ sẽ mút nhanh lúc đầu và chậm dần về sau. Trẻ nhỏ thường sẽ ngủ quên trước khi bú no. Thay tã cho trẻ trong khi bú thường sẽ có tác dụng nhắc nhở trẻ rằng chúng vẫn chưa bú xong.
Kết thúc quá trình cho bú: Thông thường, trẻ sẽ tự ngưng bú và nhả ra. Nếu muốn ngưng cho trẻ bú, mẹ có thể nhẹ nhàng thò ngón út vào khóe miệng bé để làm ngưng động tác mút của bé. Bé sẽ sớm cho bạn biết là mình còn đói hay không.
Nếu trẻ không mút ngay lập tức, bạn cũng đừng lo lắng vì một số trẻ cần nhiều thời gian hơn để bắt đầu. Nhiều trẻ có thời kỳ “quấy khóc” và trong thời gian này bé có thể muốn được bú nhiều hay ít lần hơn bình thường. Quan trọng nhất vẫn là cách cho trẻ sơ sinh bú mẹ đúng kỹ thuật là được.
Cách cho con bú không bị sặc
Đa phần các trường hợp này xảy ra là do mẹ chưa biết cách cho trẻ sơ sinh bú mẹ không bị sặc hay bú sai tư thế. Để hạn chế tối đa việc bé bị sặc sữa thì mẹ nên lưu ý những điểm sau:
Bước 1: Đặt con nằm trọn vào lòng mẹ
Bước 2: Cho con nằm nghiêng khoảng 30 – 45 độ so với lưng mẹ và tuyệt đối không cho bé bú trong tư thế nằm ngửa hoặc khi bé đang ngủ
Bước 3: Mẹ cho bé ngậm hết quầng ti, đầu hơi ngửa ra, lưỡi và môi dưới của bé đặt dưới đầu ti.
Bước 4: Mẹ đặt hai ngón tay trỏ và ngón cái kẹp đầu ti ở giữa để kiểm soát dòng sữa, nhất là với các mẹ cho con bú trực tiếp.
Đối với các bé bú bình thì mẹ nên tìm mua loại bình sữa có miếng chặn sữa để đảm bảo lượng sữa cho trẻ sơ sinh không ra quá nhiều so với sức bú của bé.
Các tư thế cho con bú đúng cách
Dưới đây là một số tư thế cho bú đúng cách được nhiều mẹ áp dụng. Chị em có thể chọn một tư thế phù hợp và thoải mái nhất để cho con bú
Kiểu bế ngang
Có nhiều tư thế cho con bú các mẹ có thể lựa chọn, trong đó, bế ngang là tư thế phù hợp nhất vào những ngày đầu cho con bú mẹ. Người mẹ ngồi thoải mái trên ghế có chỗ để tay.
Bé nằm ngang, cong người lại, xuôi theo chiều cánh tay đỡ của mẹ. Cả thân hình và phần đầu của bé nằm trong cánh tay, lòng bàn tay mẹ. Tránh gập hoặc duỗi thẳng người bé quá mức.
Kiểu ru ngủ
Cánh tay đỡ đầu con trùng với chiều của bên ngực cho con bú. Người mẹ nên ngồi thoải mái trên một chiếc ghế, có tay vịn. Để đầu của con vào chỗ khuỷu tay của mẹ. Có thể đặt thêm một chiếc gối ở tay để hỗ trợ.
Mẹ sinh mổ
Giữ con ở một bên ngực của mẹ sao cho khuỷu tay mẹ gập lại làm điểm tựa. Lòng bàn tay mẹ mở ra giữ đầu và cổ của bé hướng vào ngực mẹ. Muốn thoải mái hơn, thử đặt một chiếc gối và lòng mẹ.
Cho bé bú nằm
Người mẹ nằm nghiêng một bên, hướng mặt bé vào bầu ngực mẹ. Khi bé đã ngậm vú đúng cách, kê gối lên đầu để tạo tư thế thoải mái hơn cho bé khi bú.
Cho trẻ sơ sinh bú, mẹ nên ăn thực phẩm nào?
Dinh dưỡng kém, mệt mỏi, lo âu đều là những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn sữa. Mẹ cần phải biết ăn gì để nhiều sữa nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng.
Trong đó, thực đơn phải đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Nếu khó có thời gian cho những bữa ăn đầy đủ, mẹ nên tăng cường các loại thức ăn giàu năng lượng khác như các loại hạt, đậu, trái cây tươi hay ngũ cốc.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên chú ý bổ sung nước cho cơ thể. Luôn để một bình nước trong tầm tay khi đang cho con bú.
Khi cho con bú, mẹ cũng nên tránh các loại thức ăn nhanh, thực phẩm gây khó tiêu, rượu, bia và thuốc lá. Theo nghiên cứu, trẻ nhỏ rất nhạy cảm với cà phê. Thậm chí một số nhóc có thể trở nên cáu kỉnh và mất ngủ chỉ với một lượng nhỏ cà phê.
Một số lưu ý khi cho trẻ sơ sinh bú mẹ
Luôn giữ tâm trạng vui vẻ thoải mái.
Chọn tư thế thích hợp sao cho cả mẹ và con cảm thấy thoải mái nhất.
Hãy bình tĩnh và kiên nhẫn, cố gắng cho trẻ bú ngay sau khi sinh.
Chú ý chăm sóc đầu ti tránh không để bị tổn thương.
Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để đảm bảo cả về chất và lượng sữa.
Ăn uống đủ dinh dưỡng.
Hạn chế các thức ăn có nhiều gia vị ( hành, tỏi, ớt...), không hút thuốc lá, không uống rượu và cà phê.
Tránh lao động nặng, quá sức.
Khi cho con bú nếu cần dùng thuốc phải hỏi ý kiến của bác sĩ, không nên tự dùng thuốc vì có thể gây nguy hại cho con và ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
Tổng kết lại, cách cho trẻ sơ sinh bú mẹ nghe có vẻ đơn giản nhưng để bé nhận được lượng sữa đầy đủ cả số lượng và chất lượng thì không dễ chút nào. Việc này đòi hỏi mẹ phải có kỹ thuật cho trẻ bú cũng như các lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày để có dưỡng chất cho trẻ tốt nhất.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.