Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ, vì vậy các bà mẹ đừng nôn nóng hoặc vội vàng quan niệm sai lầm rằng cho trẻ ăn dặm sớm để trẻ sớm cứng cáp. Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 3 tháng tuổi vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Cũng nên cho trẻ ăn dặm quá muộn sau 7 tháng tuổi khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng.

Thời gian ăn dặm của trẻ tốt nhất là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, nên tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới, ban đầu nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng sau đó đặc dần. Nên cho trẻ ăn số lượng bữa ăn, khối lượng thức ăn từ ít đến nhiều, tăng dần theo độ tuổi.

Ảnh minh họa: Internet

Cần phối hợp nhiều loại thực phẩm giầu dinh dưỡng, hợp với khẩu vị của trẻ, thức ăn phải mềm, dễ nhai và dễ nuốt. Bột, cháo chế biến bữa ăn cho trẻ nên thay đổi thường xuyên về màu sắc như xanh của rau, vàng của trứng, đỏ của cà rốt, nâu của tôm, cua, vị béo của dầu mỡ, mùi thơm của gia vị khiến trẻ thèm ăn và không bị nhàm chán mỗi bữa ăn. Đảm bảo đủ những yếu tố này sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể trẻ phát triển, 

 
Khi trẻ bị ốm nên chí suất ăn dặm ra làm nhiều bữa, và nên bớt số lượng của mỗi bữa ăn này so với bình thường để trẻ hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng mà không bị mệt, nôn trớ. Nên tăng cường cho trẻ ăn, uống nhiều chất lỏng nhất là khi trẻ bị sốt cao và tiêu chảy. Không nên kiêng khem quá mức khiến trẻ đã yếu vì bệnh lại thêm suy dinh dưỡng do chế độ ăn không cung cấp đủ chất.

Không nên cho trẻ uống nước ngọt, ăn bánh kẹo trước bữa ăn vì dễ làm trẻ đầy bụng, có thể bỏ bữa hoặc ăn ít đi.