Chế độ ăn lành mạnh không nhất thiết phải có sữa?
Sữa từ lâu đã có một vai trò trung tâm trong các chính sách y tế ở Canada và các nền văn hóa phương Tây khác.
Kể từ khi hướng dẫn thực phẩm được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1942, người dân Canada đã được khuyến khích ăn hoặc uống nhiều phần sữa mỗi ngày.
Nhưng hiện không còn như thế nữa.
Thay vì khuyến nghị số phần ăn cụ thể của sữa, hướng dẫn mới sẽ gộp sữa vào với các protein khác.
Người dân Canada được khuyên nên lấp đầy một nửa đĩa bằng trái cây và rau, một phần tư là tinh bột hoặc ngũ cốc và một phần tư là protein.
Hình ảnh đĩa ăn được cho là trực quan hơn một danh sách cụ thể các loại thực phẩm và cỡ phần ăn.
Mỹ đã làm điều tương tự vào năm 2011, khi chuyển từ sơ đồ "Tháp thực phẩm" sang "Đĩa ăn của tôi".
Ở Mỹ, đĩa được chia thành bốn phần, nhưng không giống như hướng dẫn thực phẩm của Canada, hướng dẫn của Mỹ bao gồm hình ảnh của một ly sữa.
Hướng dẫn thực phẩm mới cũng gọi sữa sô cô la, ngoài nước trái cây, là thủ phạm trong cuộc khủng hoảng béo phì đang gia tăng ở trẻ em.
Trong nhiều thập kỷ, các bậc cha mẹ thường cho con uống sữa có hương vị như một cách để dỗ trẻ uống sữa.
Nhưng hướng dẫn mới nói rằng đường đã lớn hơn lợi ích về mặt dinh dưỡng. Nghiên cứu gần đây cho thấy phần lớn khẩu phần đường của trẻ em đến từ đồ uống có đường.
Thay vì những khuyến nghị cụ thể về phần ăn, hướng dẫn dinh dưỡng mới của Canada đưa ra một số hướng dẫn chung về ăn uống. Những điểm nổi bật là:
Ăn đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh mỗi ngày
Cụ thể, hướng dẫn thực phẩm mới gợi ý nên ăn nhiều rau và trái cây, chọn ngũ cốc nguyên hạt và ăn “thực phẩm protein”.
Khi chọn protein, hướng dẫn thực phẩm đề nghị ăn protein từ thực vật, như các loại đậu, đỗ và đậu phụ thường xuyên hơn so với các nguồn từ động vật, như sữa, trứng, thịt và cá.
Hướng dẫn dinh dưỡng mới của Canada
“Sữa và các lựa chọn thay thế” cùng với “thịt và các lựa chọn thay thế” là hai trong bốn nhóm thực phẩm trong hướng dẫn mới nhất, nhưng lần này, chúng được gộp lại với nhau.
Sữa chắc chắn là không vắng mặt, vì Health Canada đưa sữa ít béo, sữa chua, kefir và phô mai như những ví dụ về thực phẩm protein. Thịt nạc đỏ cũng được đề cập. Chỉ là bây giờ chúng ít được nhấn mạnh hơn, vì chỉ là hai trong số nhiều lựa chọn protein.
Khi nói đến đồ uống, hướng dẫn khuyên nên chọn nước làm đồ uống hàng đầu. Lựa chọn này một phần là để ngăn ngừa mất nước, nhưng cũng một phần nhằm hạn chế đường. Nếu bạn uống nhiều nước hơn, bạn có thể uống ít nước trái cây và nước ngọt có ga.
Nước hỗ trợ sức khỏe và ngăn ngừa mất nước, mà không cung cấp thêm nhiều calo vào chế độ ăn.
Một trong những tài liệu để hình dung về hướng dẫn thực phẩm mới là hình một chiếc đĩa, với một nửa được phủ bởi rau và trái cây, một phần tư là protein và một phần tư là ngũ cốc. Hình ảnh này không phải là về phần ăn, mà là về tỷ lệ.
Tránh thực phẩm chế biến và đồ uống có nhiều natri, đường và chất béo bão hòa
Những thực phẩm này làm xói mòn việc ăn uống lành mạnh theo hướng dẫn, vì vậy nói chung nên tránh. Một số ví dụ về các loại thực phẩm này bao gồm các loại thịt chế biến như xúc xích, thực phẩm rán kỹ, ngũ cốc ăn sáng có đường và đồ uống có đường.
Một báo cáo gần đây của Statistics Canada cho thấy đồ uống có đường là nguồn cung cấp đường hàng đầu cho người Canada, mặc dù mức tiêu thụ đường nói chung đã giảm.
Thay vì nước ngọt và kẹo, hầu hết đường trong chế độ ăn nên đến từ trái cây nguyên quả, rau quả và sữa không đường.
Hướng dẫn thực phẩm cũng lưu ý rằng rượu chứa nhiều calo với “ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng” và có liên quan với nhiều nguy cơ sức khỏe như tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, tăng huyết áp và bệnh gan.
Hướng dẫn cũng khuyên người dân Canada sử dụng nhãn thực phẩm để đánh giá mức độ lành mạnh hoặc không lành mạnh của sản phẩm và nhận thức được việc tiếp thị thực phẩm và tác động có thể của nó đối với lựa chọn mua hàng.
Là một phần của chiến lược ăn uống lành mạnh tổng thể, Bộ Y tế Canada đã đề xuất nhãn thực phẩm mới vào năm 2018 sẽ giúp dễ dàng phát hiện ra thực phẩm có nhiều natri, đường và chất béo bão hòa.
Nấu ăn thường xuyên hơn và ăn bữa ăn với người khác
Hướng dẫn thực phẩm mới nhấn mạnh nấu ăn tại nhà như một cách thiết thực để hỗ trợ ăn uống lành mạnh.
Theo thời gian, các hộ gia đình Canada đã tăng đáng kể tỷ lệ ngân sách dành cho các sản phẩm chế biến kỹ, và các hộ gia đình Canada cũng dành khoảng 30% ngân sách thực phẩm cho các bữa ăn và đồ ăn nhẹ mua ở ngoài.
Những thực phẩm này có liên quan đến lượng đường, natri, calo và chất béo bão hòa cao hơn, - là những thứ mà mọi người nên tránh.
Nấu ăn tại nhà cũng giúp truyền đạt các kỹ năng nấu ăn cho trẻ em, cũng như ngồi ăn cùng với người khác.
Chú ý đến thói quen ăn uống - nhưng hãy thưởng thức món ăn
Bộ Y tế Canada khuyên mọi người nên dành thời gian để ăn, và để ý khi nào thì đói và khi nào đã no.
Họ cũng muốn mọi người thưởng thức món ăn của mình. Văn hóa và truyền thống ẩm thực có thể là một phần của việc ăn uống lành mạnh.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...