Cháo ngon cho bệnh nhân thiếu máu
Cháo nhãn nhục gạo nếp: Nhãn nhục 15g, gạo nếp 100g; gạo nếp vo sạch, cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, dùng lửa to đun sôi rồi chuyển lửa nhỏ nấu chín cháo; khi cháo chín cho nhãn nhục vào khấy đều; tiếp tục nấu đến khi nhãn nhục chín là được; dùng cháo nóng 2 lần vào sáng, tối. Bài thuốc này có tác dụng bổ ích tâm tỳ, định tâm an thần, rất thích hợp với người mắc chứng thiếu máu.
Cháo đại táo a giao: A giao 15g, gạo nếp 100g, đại táo 10 quả; a giao giã nát; táo bỏ hạt, rửa sạch, nấu cùng gạo nếp; cháo chín cho a giao vào, khuấy đều nhuyễn là được; ngày ăn 2 lần sáng và tối, lúc cháo nóng. Món cháo này ích khí bổ huyết, hòa trung kiện kỳ, thích hợp với chứng thiếu máu do thiếu sắt.
Cháo hồ đào kê: Hồ đào nhục 25g, kê 50g, vừng đen 5g; hồ đào nhục giã nát, thêm kê vào nấu nhừ; thêm vừng đen đã rang vào và ăn mỗi ngày 1 lần, tùy lượng. Món cháo này ôn bổ thận dương, dưỡng huyết kiện tỳ, thích hợp với chứng thiếu máu kiểu tỳ thận dương hư.
Cháo đảng sâm: Đảng sâm 30g, gạo lứt 50g, đường trắng; gạo lứt vo sạch, thêm đảng sâm, cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, dùng lửa to đun sôi rồi chuyển lửa nhỏ nấu chín cháo; thêm đường trắng khuấy đều; mỗi ngày dùng 1 thang. Món cháo này bổ trung ích khí, kiện tỳ khai vị, trừ phiền chỉ khát thích hợp với người khí hư bất túc, ăn uống không ngon. Tuy nhiên, người có chứng thấp nhiệt, người có bệnh tính nhiệt và người thực tính trệ kiêng dùng.
Cháo trư hồng: Huyết lợn, gạo lứt mỗi loại 100g, rau chân vịt, muối, mì chính, hành, gừng vừa đủ; huyết lợn cho vào nồi nước sôi nấu qua, vớt ra thái miếng nhỏ; rau chân vịt rửa sạch cho vào nồi nước sôi lược qua, vớt ra thái nhỏ; gạo lứt vo sạch cho vào nồi nấu cháo, cháo chín thêm huyết lợn, rau chân vịt vào, đun tiếp 10 phút, thêm gia vị; ăn vào buổi sáng và buổi tối, khi cháo nóng. Món cháo này dưỡng huyết nhuận táo, rất thích hợp với chứng thiếu máu do thiếu sắt.
Cháo hạt súng viêm nhục: Hạt súng, quế viêm nhục (nhãn nhục) mỗi loại 15g, đường trắng, gạo lứt mỗi loại 60g, hạt sen 6g; hạt sen bỏ tâm, hạt súng bỏ vỏ nghiền nát, gạo lứt vo sạch, thêm nhãn nhục, cho nào nồi nấu thành cháo, cháo chín thêm đường trắng vào trộn đều; mỗi ngày một lần, ăn thường xuyên. Bài thuốc này bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết an thần, thích hợp với chứng thiếu máu lao thương tâm tỳ.
Cháo gạo lứt táo đỏ: Gạo lứt 50g, táo đỏ nhỏ 10 quả, đường đỏ 10g vo sạch gạo lứt cho vào nồi nước sôi, thêm táo vào nấu đến khi gạo nhừ, cho đường đỏ vào là được; ăn mỗi ngày 1 lần, tùy lượng. Bài thuốc này kiện tỳ khai vị, bổ huyết ôn trung, thích hợp với chứng thiếu máu kiểu tỳ vị khí hư.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”