Thành phần dinh dưỡng trong mướp

Là loại quả rất đỗi quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, mướp được sử dụng trong các món canh hay các món xào, nấu thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Những bí mật chữa bệnh trong quả mướp cũng không hề thiếu và dưới đây là các cách chữa bệnh mà nhiều chị em phụ nữ có thể có cho mình.

Đặc biệt hơn, không chỉ quả mà thân, lá hay rễ của quả mướp cũng có thể dùng để trị bệnh. Theo đó, chất nhầy saponin mangan xylan, galactan, lignin, mỡ, protein, choline phytin, các gốc acid amin tự do sẵn có rất nhiều trong quả mướp, là cách để tận dụng vitamin từ loại quả này hữu hiệu.

Mướp có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Hạt mướp có chứa một chất đắng là cucurbitacin B, một saponin đắng kết tinh khi thủy phân cho acid oleonlic và một sapogenin trung tính, còn có một saponin khác. Ngoài ra, trong quả mướp có chứa nhiều nước protid lipid glucid xenlulo canxi phốt pho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C… đặc biệt rất tốt cho phụ nữ sau sinh cùng các căn bệnh khó nói.

Các lợi ích khi ăn mướp

- Ăn mướp không sợ tăng cân bởi lượng calo cung cấp từ mướp rất thấp. Khi ăn 100 g quả mướp chỉ cung cấp cho cơ thể 56 Kcalo chiếm 2,8 Kcalo cơ thể cần 1 ngày.

- Ăn mướp trong bữa ăn hàng ngày sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin A giúp đôi mắt luôn được sáng khỏe, ngăn chặn thoái hóa điểm vàng và khô mắt.

- Trong thành phần của mướp có chứa đồng tốt cho người bị bệnh khớp, có tác dụng làm giảm đau, cải thiện sự vận động khó khăn do bệnh viêm khớp gây ra.

Mướp trị bệnh khớp hiệu quả. Ảnh: Internet

- Mướp trị bệnh đái tháo đường rất tốt. Magie là chất thiết yếu tham gia vào quá trình trao đổi glucose từ đó, tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

- Tốt cho tiêu hóa: Mướp có phần thịt quả mềm, giàu chất xơ. Chất xơ và phần thịt mềm sẽ kích thích vào thành ruột, làm quá trình nhu động của ruột co bóp mạnh hơn giúp thải phân ra ngoài. Nếu đang bị táo bón, ăn mướp sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

 

Cách chữa bệnh từ quả mướp

Theo thông tin Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng chia sẻ trên Báo Thể thao và Văn hóa, những bài thuốc từ quả mướp đặc biệt tốt cho sức khỏe, nhất là các loại bệnh dành cho phụ nữ như sau:

- Những bệnh liên quan đến phụ nữ

+ Kinh nguyệt không thông, không đều, rong kinh phụ nữ tắc tia sữa. Cách làm: Dùng 1 quả mướp khô cả hạt, đốt tồn tính sau đó đem tán bột. Dùng uống 8g/lần pha với rượu.

+ Phụ nữ sau sinh ít sữa. Cách làm: Chuẩn bị 1 quả mướp tươi, 3 cái móng giò. Đem sơ chế sạch rồi nấu canh ăn kèm cơm.

Các lợi ích của quả mướp với phụ nữ. Ảnh: Internet

+ Chữa băng huyết: Đài tồn tại của quả mướp 2 cái, lá huyết dụ 3 lá, rễ cỏ tranh 20g, rễ cỏ giày 20g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống trong ngày,

- Chữa trĩ ra máu, kiết lỵ ra máu: xơ mướp đốt tồn tính, tán bột, uống mỗi ngày 4 - 8g chia làm 2 lần chiêu với nước ấm.

- Đau nửa đầu

Mướp còn có một khả năng thần kỳ là giải quyết các cơn đau liên quan đến chứng đau nửa đầu. Bởi trong mướp có một lượng magiê hữu ích, giúp cân bằng chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể.

Cách làm: Dùng 15 - 30g rễ mướp sắc uống mỗi ngày. Tác dụng của quả mướp sẽ giúp thông lạc, chữa viêm mũi, viêm xoang, ho và đau lưng.

- Bệnh tim mạch, tăng huyết áp

Lợi ích sức khỏe của mướp đối với tim có thể được nhận thấy thông qua hàm lượng vitamin A dồi dào. Theo các chuyên gia, việc tiêu thụ 900mg vitamin A có thể làm giảm cholesterol xấu và chất béo trung tính, do đó làm giảm nguy cơ bệnh tim.

Cách làm: Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.

Mướp hiệu quả trong việc trị bệnh. Ảnh: Internet

- Chữa đau lưng lâu không khỏi, viêm mũi, viêm xoang. Cách làm: Lấy 40-120g rễ mướp hương đi sắc cùng với nước sạch. Uống trong ngày.

- Nổi mề đay. Cách làm: Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến vào rồi bôi lên vết lở, nổi.

- Tiêu viêm, làm sáng mắt, giải nhiệt. Cách làm gồm: Mướp tươi 500g, khổ qua 200g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, khổ qua bỏ ruột, rửa sạch, thái vụn rồi ép lấy nước, hoà đường trắng, chia uống vài lần trong ngày.  

- Đau nhức thần kinh. Cách làm: Lấy nước mướp hâm nóng xong uống, lượng dùng tùy triệu chứng nặng nhẹ để định đoạt, mỗi ngày khoảng 100ml hoặc dùng lá mướp xay nhuyễn thành nước bôi lên chỗ đau cũng có hiệu nghiệm.

- Làm đẹp da: Các nghiên cứu chứng minh rằng, tiêu thụ vitamin C với lượng vừa đủ rất có lợi cho sức khỏe làn da. Vitamin C có thể làm giảm khô da, nếp nhăn và ngăn ngừa lão hóa sớm.

Vitamin C chứa trong mướp còn đóng vai trò chính trong việc sản xuất protein để xây dựng cơ, da, mạch máu và dây chằng, giúp chữa lành vết thương nhanh chóng.

Cách làm: Lấy quả mướp, hoặc lá hoặc giây mướp thật non, giã nát rồi vắt lấy nước. Nước mướp này bôi mặt ngày vài lần, ngoài tác dụng giữ cho da đẹp thì còn có thể hỗ trợ điều trị da tàn nhang, viêm lỗ chân lông...

Cách chọn mướp ngon và bảo quản mướp

Có rất nhiều loại mướp nhưng được yêu thích nhất là mướp hương. Cách phân biệt mướp hương với mướp thường. Mướp hương thường dài khoảng từ 25 cm đến 30 cm hoặc dài hơn. 

Mướp hương có mùi thơm ngát đặc trưng khi còn tươi, lớp vỏ bên ngoài màu xanh sáng. Còn lớp vỏ bên ngoài của mướp thường có màu xanh đậm, trên bề mặt vỏ có những đường kẻ sọc đậm màu.

Mướp có nhiều công dụng. Ảnh: Internet

Mướp thường khi chế biến thành các món ăn thì không có độ mềm, thơm mà thường dai hơn, ít thơm hơn mướp hương.

Khi mua, nên chọn những quả mướp cầm nặng tay, cuống còn tươi và trên vỏ không có vết nám đen.

Bảo quản mướp bằng cách: có thể bọc thật kĩ và để vào tủ lạnh. Hoặc rửa thật sạch xong đặt vào túi zip và để ở nơi nhiệt độ không quá cao.

Không nên ăn mướp bị đắng, ăn mướp bị đắng có thể bị ngộ độc bởi phần bị đắng có chứa chất alkaloid. Chất alkaloid là chất có dược tính mạnh tồn tại trong thực vật, cơ thể người rất nhạy cảm với độc tính của của chất này.