Tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ mà khi sinh sẽ được bác sĩ góp ý kiến nên sinh mổ hay tự nhiên. Nếu như mẹ yếu, thai to thì việc sinh mổ là lời khuyên đầu tiên. Sau khi sinh mổ, vùng bụng sẽ có những tổn thương nhất định. Lúc này bạn cần có cách chăm sóc vết mổ cho mẹ sau sinh để đảm bảo sức khỏe của mẹ sau này. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có biện pháp xử lý tốt nhất nhé.

Những vấn đề thường thấy sau khi sinh mổ

Vết mổ không được chăm sóc sẽ có thể bị nhiễm trùng và viêm loét

Sinh mổ thông thường sẽ lâu hồi phục hơn. Vết mổ được bình phục sớm hay muộn còn tùy thuộc vào tình trạng mỗi người cũng như chế độ chăm sóc của bạn có tốt hay không.

Ngoài những rắc rối tương tự giống mẹ đẻ thường như sản dịch, hay khó chịu, mệt mỏi, táo bón, vấn đề tiểu tiện,... thì sinh mổ còn phải chịu đựng các cơn đau xung quanh chỗ bị rạch, đi lại khó khăn, hay đau nhói phần bụng dưới.

Không những vậy, nếu như không biết cách dưỡng vết mổ hợp lý thì người mẹ dễ bị nhiễm trùng, sưng mủ, ngứa ngáy khiến vết rạch càng khó lành hơn.

Chăm sóc vết mổ sau sinh thế nào là tốt?

Hiện nay, kỹ thuật hiện đại nên đa số vết mổ đều sử dụng chỉ tự tiêu. Vết chỉ khâu sau khoảng 2 đến 2 tuần sẽ thành sẹo. Sau thời gian này, cơ thể sẽ dần được khôi phục tốt nhất. Để giữ cho quá trình phục hồi vết rách sau mổ diễn ra tốt nhất thì bạn đừng quên chăm sóc vết mổ sao cho hợp lý nhé.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Bôi và uống thuốc theo chỉ dẫn giúp chăm sóc vết mổ sau sinh tốt hơn

Trong khoảng thời gian đầu tiên sau khi sinh, vết mổ sẽ chưa được hồi phục, vẫn còn ướt. Lúc này mẹ nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ, điều dưỡng sẽ chăm sóc và vệ sinh vết mổ, dùng thuốc giảm đau, kháng sinh để tránh cho vết thương bị nhiễm trùng.

Các bác sĩ sẽ chỉ định thời gian tái khám và sát trùng vết thương định kỳ. Bởi vậy các mẹ nên chú ý và thực hiện cho đúng nhé.

Vận động giúp chăm sóc vết mổ sau sinh

Sau khi sinh, các mẹ chỉ nên đi đứng nhẹ nhàng, không vận động quá mạnh. Việc đi lại, rèn luyện cơ thể đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa cục máu đông, tăng cường quá trình lưu thông máu và giúp vết mổ nhanh chóng hồi phục hơn.

Nên hạn chế các tư thế có thể ảnh hưởng xấu đến vết mổ như cúi ngập người, co thắt cơ bụng, cười lớn.

Tư thế ngủ tốt cho việc chăm sóc vết mổ

Khi ngủ, các mẹ nên sử dụng chiếc gối nhỏ mềm hoặc chăn bông ở sau lưng sao cho thân người tạo một góc 30 độ với giường. Với tư thế này, mẹ sẽ giảm được sự va chạm vào vết mổ, giúp mẹ thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi ngủ.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau khi sinh mổ

Giúp vết mổ nhanh hồi phục nên có chế độ dinh dưỡng tốt cho mẹ

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho mẹ sau sinh. Bởi nó hỗ trợ chăm sóc và khôi phục sức khỏe người mẹ cũng như đảm bảo cho nguồn sữa ổn định nuôi em bé. Đồng thời, vết mổ sau sinh sẽ nhanh phục hồi hơn khi các mẹ chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

Ngày đầu sau sinh mẹ chỉ nên uống nước lọc, ăn cháo loãng, uống nước đường. Sau đó mới ăn thêm phở hay mì. Qua ngày tiếp theo, bạn có thể ăn uống bình thường và đảm bảo nguồn dinh dưỡng từ các loại ngũ cốc, rau xanh, trái cây, sữa, protein. Tránh sử dụng các thực phẩm như rau muống, ốc, cá vì nó có thể gây ngưng tụ máu khiến vết thương lâu lành hơn.

Với những ngày sau đó, bạn nên bổ sung đủ chất, đặc biệt là các thực phẩm giàu sắt, đạm như thịt heo, bò, gà, cá, trứng,...

Ngoài ra, để đảm bảo chăm sóc vết mổ sau sinh sao cho hiệu quả, các mẹ cần lau rửa vết thương bằng thuốc mà bác sĩ chỉ định, tránh bị cảm cúm. Nếu như thấy vết mổ có các biểu hiện như sưng mủ, lâu lành, ngứa ngáy thì đừng tự ý chữa tại nhà mà nên đi khám bác sĩ ngay nhé.