Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi bị ho như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi bị ho
Sức đề kháng của trẻ 3 tháng tuổi vẫn còn rất yếu, vì thế khi thời tiết chuyển mùa, trẻ rất dễ bị cảm lạnh hoặc cúm thông thường dẫn đến bị ho. Trong một số trường hợp, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ mới xác định chính xác nguyên nhân gây ho ở bé.
Tuy nhiên, ho cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý hô hấp nghiêm trọng hơn như: viêm phế quản, viêm phổi... Vì vậy, các mẹ cần nắm rõ nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ 3 tháng tuổi bị ho.
Cảm cúm
Khi bé bị cảm cúm, bé sẽ có triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, chán ăn hoặc bỏ ăn, đôi khi còn kèm theo sốt nhẹ.
Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV)
Virus RSV là virus gây bệnh ở đường hô hấp, phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các triệu chứng do RSV gây ra cũng tương tự như cảm lạnh, cảm cúm nhưng bé sẽ ho nặng hơn.
RSV thường lây lan vào giữa tháng 11 và giữa tháng 3. Virus này gây ra các bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng như: viêm phế quản, viêm phổi… đặc biệt thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi.
Hen suyễn và dị ứng với các chất kích thích từ môi trường
Khi trẻ 3 tháng tuổi bị ho, không kèm theo sốt, chảy mũi, rất có thể trẻ đang bị dị ứng với các tác nhân trong môi trường như: lông mèo, khói thuốc lá, bụi nhà…
Các bé mắc bệnh hen suyễn cũng có khuynh hướng ho nhiều, đặc biệt là ho vào ban đêm. Đặc biệt khi bé bị hen suyễn thường kèm theo chứng khó thở hoặc thở khò khè.
Viêm phổi hoặc viêm phế quản
Nhiều trường hợp viêm phổi, viêm phế quản có dấu hiệu ban đầu giống như chỉ bị cảm lạnh thông thường. Nếu mẹ thấy bé bị ho dai dẳng, sốt cao, kèm khó thở, đau khắp cơ thể và ớn lạnh thì nên đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi bị ho
Trẻ 3 tháng tuổi bị ho nhẹ
Tình trạng ho ở trẻ được xem là mức độ nhẹ nếu bé ho ít, thỉnh thoảng mới ho, mỗi cơn ho thường không kéo dài, bé vẫn tỉnh táo, chơi đùa bình thường với mọi người.
Nếu bé ho nhẹ, các mẹ không cần quá lo lắng, nên đảm bảo giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ và vệ sinh môi trường xung quanh, tránh khói bụi, ô nhiễm.
Giữ ấm cơ thể trẻ, cho trẻ ngủ ở phòng kín gió, không đưa trẻ đến nơi công cộng, đông người. Bật máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để làm ẩm không khí, giúp bé tránh ho vào ban đêm.
Mẹ không cho trẻ nằm trong phòng điều hòa với nhiệt độ quá lạnh, không để quạt xông thẳng vào người bé khiến tình trạng ho nặng hơn. Nên giữ ấm cho bé, đặc biệt là đôi chân
Tiếp tục cho bé bú mẹ bình thường, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp tăng khả năng miễn dịch, chống lại bệnh. Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh cho bé khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng mẹo nhỏ sau đây để giúp bé nhanh khỏi bệnh: giã nát 1 củ gừng, trộn đều với 1 muỗng canh muối ăn rồi pha loãng với nước ấm khoảng 40 độ C. Cho bé ngâm chân khoảng 20 phút, vừa ngâm vừa mát xa và cho thêm nước ấm để duy trì nhiệt độ, lau khô, thoa ít dầu gió chuyên dành cho bé sơ sinh vào lòng bàn chân rồi mang tất cho bé.
Massage gan bàn chân cho bé bằng một vài giọt dầu như: dầu oliu, dầu hạnh nhân hoặc tinh dầu bạc hà…, xoa đều và massage lòng bàn chân cho bé, vuốt nhẹ nhàng và đều tay theo chiều từ gót chân đến ngón chân.
Thêm vào đó, mẹ có thể cho trẻ dùng một thìa quất hồng bì ngâm đường phèn để chữa ho hiệu quả và lành tính.
Khi trẻ được giữ ấm, nghỉ ngơi, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng... ho có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày và không ảnh hưởng nhiều đến trẻ.
Trẻ 3 tháng tuổi bị ho nặng
Tình trạng ho được xem là nặng khi có các dấu hiệu như: ho liên tục, kèm sốt cao trên 38 độ C, ho ra đờm nhớt màu xanh lá cây, vàng hoặc có máu, bé uể oải, mệt mỏi, lười bú mẹ.
Đặc biệt, bé ho dữ dội có thể kèm theo nôn nhiều và liên tục. Trẻ thở nhanh, thở khó, thở khò khè, nước tiểu vàng, có biểu hiện mất nước : khô miệng, khô da..., tiêu chảy nặng trong vòng 24 giờ, bụng bé căng tròn, nhạy cảm hơn, hoạt động kém, mất dần ý thức…
Khi có bất kỳ biểu hiện nào nêu trên, mẹ cần đưa con mình đến gặp bác sĩ ngay để nhận được lời khuyên cũng như sự điều trị kịp thời. Mẹ tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc trị ho khi chưa có chỉ định kê toa của thầy thuốc.
Nếu trẻ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, mẹ phải tuyệt đối tuân thủ theo đơn, không tự ý cắt giảm liều lượng hoặc ngưng thuốc khi thấy bé hết ho.
Dù trẻ 3 tháng tuổi bị ho nhẹ hay nặng thì trước hết các mẹ cũng nên giữ vệ sinh và đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...