1. Đặc điểm của cây nhọ nồi

1.1. Nguồn gốc, phân bố

Cây nhọ nồi thuộc họ hoa Cúc chứ không phải cây dại - Ảnh minh họa: Internet

Trước khi tìm hiểu cây nhọ nồi chữa bệnh gì, chúng tôi xin đưa đến các bạn những thông tin cơ bản về loại cây này. Cỏ nhọ nồi tên khác cây cỏ mực, hạn liên thảo, mặc hán liên. Cỏ nhọ nồi tính hàn, vị ngọt, chua, lợi về các kinh tỳ, vị, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, bổ gan thận... dùng tươi hoặc sấy khô.

Ngoài tên cỏ mực phổ biến, cây nhọ nồi còn có nhiều tên gọi khác là hạn liên thảo và có tên khoa học là Eclipta alba Hassk. Cây cỏ mực thuộc loại thực vật có hoa họ Hoa Cúc. Sở dĩ cây nhọ nồi còn được biết đến là cây cỏ mực vì khi vò nát cây sẽ có nước màu đen như mực chảy ra. Nhọ nồi mọc hoang ở khắp mọi nơi, có thể dễ dàng tìm kiếm ở bất cứ đâu đặc biệt là ở các vùng quê Bắc Bộ. 

Cây nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực - Ảnh minh họa: Internet

Cây nhọ nồi mọc thẳng hoặc bò ngang trên mặt đất, chiều cao khoảng 30 – 40cm, có cây có thể cao tới 80cm và phân nhánh. Thân cây cứng, có màu lục hoặc đỏ tía, được bao bởi một lớp lông trắng bên ngoài. Lá cây cỏ mực thường mọc đối nhau, dài khoảng 4 – 8cm, mặt lá thường có nhiều lông trắng nhỏ và có mép răng cưa thưa. Hoa cỏ mực có màu trắng, khá nhỏ và thường mọc thành cụm. 

1.2. Thành phần hóa học

Theo Đông y, cây nhọ nồi có tính hàn, vị chua ngọt và không có độc nên thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh liên quan đến huyết. Trong cây cỏ mực cs một số thành phần hóa học nổi bật như: Tannin, Flavonoids, Saponins, Iso Flavonoids, Glycosides triterpene và các axit hữu cơ. Những thành phần này đã được chứng minh tốt cho sức khỏe, có tác dụng trong việc chữa nhiều bệnh khác nhau. 

2. Cây nhọ nồi chữa bệnh gì?

Cây nhọ nồi có vị chua, ngọt thanh nên được sử dụng để thanh nhiệt, chống đau, chống viêm, giảm sưng tấy, trị mẩn ngứa, xuất huyết dạ dày… Trong cỏ mực có chứa chất tanin có tác dụng làm giảm thời gian đông máu nên được dùng để cầm máu, chữa chảy máu cam. Thành phần Saponin có tác dụng làm giảm lượng Cholesterol trong máu, phòng ngừa và điều trị ung thư, tốt cho xương khớp và hệ miễn dịch. 

Theo tài liệu tại Ấn Độ, cỏ nhọ nồi được dùng trị bệnh gan, vàng da và làm thuốc bổ tổng quát, ăn khó tiêu, choáng váng, chữa đau răng, giúp lành vết thương. Tại Trung Quốc, toàn cây làm chất cầm máu, trị đau mắt, ho ra máu, tiểu ra máu, đau lưng, sưng gan, vàng da. Tại nước ta, Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ nhọ nồi cho thấy cây có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung... Vị thuốc này còn được dùng trong điều trị sốt xuất huyết, bệnh nha chu, trị sưng gan, sưng bàng quang, sưng đường tiểu, trị mụn nhọt đầu đinh, bó ngoài giúp liền xương… hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều bệnh khác.

Cây nhọ nồi chữa được nhiều bệnh phổ biến - Ảnh minh họa: Internet

Công dụng phổ biến nhất của cây nhọ nồi được dân gian ta thường xuyên áp dụng là giúp cầm máu, chữa mề đay, giúp thanh nhiệt giải độc và chữa tiêu chảy. Với nhiều công dụng như vậy, cây nhọ nồi được sử dụng như một loại dược liệu trong các bài thuốc dân gian và Đông y, sử dụng cho hầu hết mọi đối tượng. Đặc biệt, cỏ mực có vị ngọt thanh, không có bất cứ tác hại nào nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. 

2.1. Bài thuốc chữa bệnh về máu, bồi bổ cơ thể

Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? Bài thuốc phổ biến nhất là sử dụng cỏ mực để cầm máu. Bạn nên giã nát cây cỏ mực, sau đó đắp trực tiếp lên vết thương khi bị chảy máu. Lưu ý chỉ nên áp dụng với các vết thương nhỏ, với những vết thương lớn phải tiến hành sát trùng, rửa vết thương cẩn thận. 

Đối với những người thường xuyên bị chảy máu cam thì có thể áp dụng bài thuốc gồm: 20g cỏ mực, 20g hoa hòe và 16g cam thảo. Sắc lấy nước uống mỗi ngày, có thể chia thành nhiều bận uống trong ngày sẽ giúp làm giảm tình trạng chảy máu cam. 

Cây nhọ nồi cũng có tác dụng chữa bệnh rong kinh ở phụ nữ. Tức là khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn so với bình thường, gây rối loạn sức khỏe, khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Để chữa bệnh rong kinh, bạn chỉ cần lấy cỏ mực rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống. Hoặc bạn cũng có thể lấy cỏ mực khô sắc lấy nước uống, ngày uống 2 lần sáng tối, mỗi lần 1 chén nhỏ. Sau vài ngày bạn sẽ thấy tình trạng rong kinh biến mất. 

Cây nhọ nồi là dược liệu phổ biến trong nhiều bài thuốc Đông y - Ảnh minh họa: Internet

Để cải thiện tình trạng cơ thể suy nhược, ăn không ngon, bạn có thể sử dụng cỏ mực kết hợp với mần thầu, gừng khô và sắc với 3 chén nước dừa nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần sẽ khiến hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể. 

2.2. Một số chứng bệnh thường dùng cỏ nhọ nồi:

Cây nhọ nồi chữa sốt: dùng 50 – 100g lá tươi cỏ nhọ nồi rửa sạch, giã vắt lấy dịch uống hoặc sắc uống.

Nhọ nồi trị sốt xuất huyết, sốt phát ban: cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, mỗi vị 12g, sắc uống.

Cây nhọ nồi chữa rong kinh: cỏ nhọ nồi, sinh địa, hoài sơn, mỗi vị 16g, đương quy, thỏ ty tử, bạch thược, ích mẫu, mỗi vị 12g, hương phụ 10g, sắc uống, ngày một thang.

– Nhọ nồi chữa chảy máu cam, đại, tiểu tiện ra máu: cỏ nhọ nồi, trắc bách diệp, huyết dụ, đều sao cháy, đồng lượng  12g, sắc uống, ngày một thang.

– Nhọ nồi chữa động thai ra máu: cỏ nhọ nồi, ngải cứu, trắc bách diệp, tất cả đều sao cháy, mỗi vị 16g, củ gai , cành tía tô, mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày một thang.

Nhọ nồi chữa tóc bạc sớm: Rửa sạch một nắm cỏ nhọ nồi vừa đủ, nấu cô đặc thành cao rồi cho thêm một lượng vừa phải nước gừng và mật ong. Nấu cho cô đặc lại lần nữa. Cho vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín và bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Khi dùng lấy 1 – 2 muỗng canh, hòa với nước đun sôi còn ấm hoặc cho thêm ít rượu gạo để uống 2 lần/ngày. 

– Cây nhọ nồi chữa nhiệt miệng, tưa lưỡi ở trẻ: Giã nát một ít lá nhọ nồi và lá hẹ, lấy nước cốt hòa với chút mật ong sau đó chấm lên lưỡi của bé. Làm 2 giờ/ lần sẽ giảm tưa lưỡi ở trẻ.

Giã cây nhọ nồi lấy nước uống hàng ngày để chữa 1 số bệnh tiêu hóa - Ảnh minh họa: Internet

– Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày: rửa sạch 200-300 gr cỏ nhọ nồi, xay nhuyễn, lọc lấy nước uống. Mỗi sáng nên uống 1 ly 200-250ml.

– Chữa tiểu đường, người gầy mệt mỏi: Lư căn tươi 30g, ô mai 5 quả, mạch môn đông 10g, nam sa sâm 10g, ngọc trúc 10g, nữ trinh tử 10g, cỏ nhọ nồi 10g. Sắc uống ngày một thang.

– Thuốc bổ âm điều kinh: Cỏ nhọ nồi 12g, sinh địa 15g, thanh hao 10g, nguyên sâm 10g, bạch thược 10g, đan sâm 10g. Sắc uống ngày một thang.

– Chữa viêm tiền liệt tuyến: Cỏ nhọ nồi 15g, câu kỷ tử 15g, thục địa 15g, ích trí nhân 10g, thỏ ty tử 12g, đảng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, tỏa dương 10g, nữ trinh tử 12g, thổ phục linh 24g, đương quy 6g, vương bất lưu hành 10g. Sắc uống ngày một thang.

Chú ý: Người viêm đại tràng mạn tính, đại tiện lỏng, sôi bụng không nên dùng cỏ nhọ nồi. Cỏ nhọ nồi không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sẩy thai.

Cây nhọ nồi còn có khả năng chữa ung thư - Ảnh minh họa: Internet

Theo tài liệu của Trung Quốc, để hỗ trợ chữa ung thư, cỏ nhọ nồi được dùng phối hợp với những vị thuốc khác trong ung thư dạ dày, tử cung, xương, bạch huyết, họng. Trong đó, để hỗ trợ chữa ung thư họng, chỉ dùng mỗi vị cỏ mực 50g tươi vắt nước uống hàng ngày hoặc sắc nước uống.

3. Những lưu ý khi sử dụng cây nhọ nồi chữa bệnh

Sử dụng cây nhọ nồi để chữa bệnh là phương pháp dân gian sử dụng thảo dược thiên nhiên. Phương pháp chữa bệnh này không mang lại hiệu quả tuyệt đối với tất cả đối tượng sử dụng. Trong quá trình áp dụng nếu bạn cảm thấy không có sự thay đổi thì phải dừng lại để chuyển qua điều trị bằng Tây y hay các phương pháp khác. Mặc dù cỏ mực không có tác hại đối với cơ thể nhưng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bài thuốc điều trị bệnh. 

Đối với trẻ nhỏ, chỉ nên áp dụng phương pháp đắp, không nên cho trẻ uống nước để đảm bảo vô trùng cho hệ miễn dịch của trẻ. Đồng thời, bạn cũng không nên tự ý kết hợp các loại thảo dược với nhau để tránh trường hợp ngộ độc hay khắc tính. 

Cây nhọ nồi chữa bệnh gì? Bài viết trên chính là câu trả lời cho bạn. Không hổ danh là “dược liệu của mọi nhà”, cây nhọ nồi có khả năng chữa các bệnh của người lớn và cả trẻ em. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cây này vào điều trị bất kỳ bệnh gì nhé!