Tìm hiểu cây cam thảo đất

Cây cảm thảo đất có tên khoa học là Scoparia dulcis hay còn được dân gian gọi bằng một số tên khác như dã cam thảo, cam thảo nam, thổ cam thảo.

Đặc điểm cây cảm thảo đất có chiều dài khoảng 30-80cm, mọc thẳng đứng. Phiến là hình mác mọc đối, ít răng cưa. Hoa của cây cam thảo đất có màu trắng, mọc riêng lẻ, kích thước hoa rất nhỏ. Loại cây này chúng ta có thể thấy ở khắp mọi nơi vì chúng thường mọc hoang ở bờ ruộng hay là ven đường đi.

Cây cam thảo đất là loại thảo dược quen thuộc với nhiều người vì dễ tìm - Ảnh minh họa: Internet

Cây cam thảo được chia làm ba loại khác nhau: cam thảo bắc, cam thảo dây và cam thảo nam. Mỗi loại sẽ có cấu trúc, đặc điểm, hình dạng và tác dụng khác nhau nên bạn cần chú ý phân biệt. 

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ, cam thảo có chứa chất ancaloit và amelin là hai hoạt chất hỗ trợ điều chỉnh lượng đường huyết.

Cam thảo đất chứa thành phần amelin, thành phần hóa học này giúp phòng chống bệnh đái tháo được hiệu quả, giúp làm giảm lượng đường huyết, tăng hồng cầu. Nên được sử dụng để điều trị các vết thương. Làm giảm mỡ trong mô, giúp cơ thể hấp thụ các loại protein trong thức ăn một cách tốt hơn.

Cây cam thảo đất có tác dụng gì?

Trong đông y, người ta xem cây cam thảo đất như một loại thảo dược quý được sử dụng để điều trị nhiều bệnh. Cây cam thảo đất có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ trung ích khí, giảm co thắt giảm đau, thanh nhiệt giải độc, giải độc thuốc và thức ăn, điều hoà tính vị của các vị thuốc khác. Hai tác dụng lớn nhất của cam thảo là điều hoà vị thuốc và giải độc.

Cây cam thảo đất thường có trong các bài thuốc Đông y vì tính chất điều hoà tính vị của nó - Ảnh minh họa: Internet

Điều hoà vị thuốc: thuốc nhiệt thêm cam thảo thì bớt tính nhiệt, thuốc hàn gia thêm cam thảo thì bớt tính hàn, thuốc có tác dụng mạnh sẽ làm cho hoà hoãn...

Giải độc: cam thảo có khả năng giải được bách độc.

Trong tây y người ta thường dùng cam thảo để điều chế thuốc nhờ thành phần hóa học mà cây cam thảo có. Cũng giống như đông y, trong tây y cũng sử dụng cam thảo để giải độc cơ thể như các loại độc tố như cloralhydrat, physostigmin, acetylcholin, pilocarpin, barbituric, histamin.

Ngoài ra, cam thảo đất còn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa và chống co thắt cơ trơn trong hệ tiêu hóa. Có khả năng kháng viêm nên cam thảo có tác dụng chống viêm loét dạ dày, ức chế tiết ra các axit khiến dạ dày chúng ta khó chịu ăn uống không ngon.

Cây cam thảo đất vừa được dùng làm vị thuốc trong đông y, vừa được điều chế trong tây y - Ảnh minh họa: Internet

Một số ứng dụng của cam thảo trong điều trị bệnh đã thu về kết quả kết quả tốt là ứng dụng trong điều trị chữa loét dạ dày tá tràng và trị viêm gan B mạn tính.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cam thảo đất

Cam thảo đất có nhiều vào mùa xuân hè, có thể được sử dụng bằng cách rửa sạch cây rồi chặt nhỏ đem phơi khô, bảo quản nơi khô thoáng và sử dụng dần.

Một số bài thuốc đông y chữa bệnh từ cây cam thảo đất như:

Giải độc cơ thể: Sử dụng cam thảo đất, phòng phong mỗi loại 40 gram, đậu xanh nghiền nát nguyên vỏ 70 gram, sắc uống hằng ngày.

Chữa cảm cúm, nóng, ho: Cây cam thảo đất trị ho bằng cách sử dụng 30 gram tươi, 9 gram bạc hà, 15 gram diếp cá và sắc lấy nước uống hàng ngày. Có thể sử dụng thêm rau má, kim ngân, kinh giới… để cho hiệu quả tốt hơn.

Cây cam thảo đất có tác dụng trị ho khan, ho lâu ngày - Ảnh minh họa: Internet

Chữa mụn nhọt: Sử dụng 20 gram cam thảo đất, 20 gram cây sài đất và 20 gram kim ngân hoa sắc uống hàng ngày.

Cũng có thể sử dụng dịch ép từ cây cam thảo đất tươi, bôi ngoài da để điều trị eczema, lở ngứa và mụn nhọt.

Chữa viêm họng: Sử dụng 40 gram cam thảo đất tươi, đun với 1 lít nước uống hàng ngày. Nên pha 1 chút mật ong khi uống sẽ cho hiệu quả cao hơn, làm dịu cổ họng và giảm ho hiệu quả.

Cũng có thể sử dụng 15 gram cam thảo đất, 15 gram vỏ rễ dâu tằm và 10 gram lá bồng bồng sắc uống hàng ngày để chữa ho rất hiệu quả.

Với trường hợp bị ho đờm, sưng họng, có thể rửa sạch rồi sao thơm cây cam thảo đất và hãm lấy nước uống.

Chữa đau răng: Hãm lá cam thảo đất rồi ngậm và kết hợp với súc miệng hàng ngày sẽ cho tác dụng chữa đau răng hiệu quả.

Chữa đau răng bằng nước cam thảo đất - Ảnh minh họa: Internet

Chữa dị ứng, mề đay: Sử dụng 15 gram cam thảo đất, 20 gram kim ngân hoa, 20 gram cỏ kế đầu ngựa và 10 gram lá mã đề sắc uống hàng ngày.

Chữa kiết lỵ: Sử dụng 15 gram cam thảo đất, 20 gram cỏ seo gà và 15 gram lá mơ lông sắc uống hàng ngày.
Để chữa lỵ trực trùng, có thể sử dụng bài thuốc sau: 30 gram mỗi loại bao gồm cam thảo đất, lá rau muống, rau má, địa liền sắc uống thay nước hàng ngày cho tới khi khỏi bệnh.

Ung thư phổi: Để hỗ trợ điều trị ung thư phổi, bạn dùng cam thảo sắc uống hằng ngày thì bệnh sẽ thuyên giảm.

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng cây cam thảo và cây chó đẻ (hay còn gọi là diệp hạ châu).

Tiểu đường là căn bệnh phổ biến ở nước ta và nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như suy thận, tắc nghẽn mạch máu…Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh, trong đó có bài thuốc phổ biến là sử dụng cây cam thảo đất kết hợp với cây chó đẻ.

Cây cam thảo đất chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất khi kết hợp với cây chó đẻ. Hai loại cây này có tác dụng giúp cân bằng lượng đường trong cơ thể người bệnh trở về trạng thái bình thường.

Cây cam thảo đất kết hợp với cây chó đẻ là bài thuốc lý tưởng dành cho người bị tiểu đường - Ảnh minh họa: Internet

Thành phần của cây cam thảo đất có chất amelin, giúp phòng chống bệnh đáo tháo đường hiệu quả, giúp giảm lượng đường huyết, tăng lượng hồng cầu. Cây chó đẻ có tác dụng chống viêm, giảm lượng cholesterol trong máu,… nên hỗ trợ nhiều trong việc điều trị tiểu đường. Hai cây thảo dược này được kết hợp từ xa xưa để điều trị bệnh tiểu đường.

Cách dùng: 10 – 15 gram cam thảo đất khô và 10 – 15 gram cây chó đẻ khô trộn lẫn và nấu nước uống hàng ngày. Nếu các triệu chứng của bệnh đã giảm, có thể giảm lượng dùng xuống 5 gram mỗi loại.

Mặc dù là một loại thảo dược quý có thể chữa được nhiều bệnh nhưng khi sử dụng cây cam thảo đất, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên sử dụng cam thảo đất quá 8 ngày vì sử dụng thời gian lâu sẽ làm giảm lượng testosteron làm giảm miễn dịch và gây bất lực cho nam giới, viêm loét dạ dày,…đặc biệt phụ nữ mang thai không được sử dụng cam thảo đất có thể dẫn tới sinh non, phụ nữ đang cho con bú có thể dẫn tới mất sữa.
  • Khi dùng cam thảo đất bạn kiêng không ăn cá.
  • Khi có dấu hiệu của bệnh đầy hơi dạ dày cũng không nên sử dụng cây cảm thảo đất.
  • Không sử dụng cam thảo đất với các vị thuốc như cam toai, đại kích, nhân trần… hay các nhóm thuốc lợi tiểu.

Cây cam thảo đất là loại thuốc dễ kiếm, chi phí ít mà công dụng chữa bệnh thì vô cùng hiệu quả. Nếu có điều kiện, bạn hãy trồng cây cam thảo đất trong vườn nhà để chế biến thành các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả và an toàn cho bản thân.