Cây bồ công anh là cây gì?

Bồ công anh là một loại cây dại, có công dụng tốt trong việc chữa bệnh

Cây bồ công anh có tên khoa học là Lactuca indica, họ Cúc – Asteraceae. Trong dân gian, người ta thường gọi cây bồ công còn gọi là cây Bồ cóc, Diếp hoang, Diếp dại, Mũi mác, cây Diếp trời.

Cây bồ công anh nhỏ cao 0,6 – 1m, thân mọc thẳng, nhẵn, không cành. Lá dài 30cm rộng 5 – 6cm, mép có răng cưa thưa. Khi bấm vào lá và thân đều thấy tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa. Cây bồ công anh phân bố ở hầu hết các nước thuộc vùng ấm của Châu Á như: Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Ở Việt Nam bồ công anh mọc hoang nhiều ở các tỉnh phía Bắc những nơi có đất đai ẩm ướt, có độ cao dưới 1000m.

Thông thường, người ta sẽ thu hoạch lá bồ công anh về dùng tươi, phơi hoặc sấy khô. Tuy nhiên dùng tươi vẫn tốt hơn. Ngoài ra, có thể dùng cả cây, rễ, cắt nhỏ, phơi khô để dùng làm thuốc.

Cây bồ công anh có mấy loại?

Hiện nay, bồ công anh được phân ra làm 3 loại chính đó là:

Cây bồ công anh Việt Nam: Hay còn gọi là Rau bồ cóc, Diếp hoang, Diếp dại, Mót mét, Mũi mác, Diếp trời, Rau mũi cày. Loại cây này phổ biến ở miền Bắc và bắc Trung bộ.

Hình ảnh cây bồ công anh Việt Nam:

Bồ công anh Việt Nam

Cây bồ công anh Trung Quốc: Hay còn gọi là cây bồ công anh lùn, có tên khoa học Taraxacum officinale F. H. Wigg. Thuộc Chi Chi Taraxacum G. H. Weber ex Wigg, họ Cúc (Asteraceae).

Hình ảnh cây bồ công anh Trung Quốc

Bồ công anh Trung Quốc

Cây bồ công anh Chỉ thiên: Hay còn gọi cây Thổi lửa, cỏ Lưỡi mèo, cỏ Lưỡi chó, Co tát nai (dân tộc Thái), Nhả đản (dân tộc Tày), Tiền hồ nam. Trong các sách Trung dược, cây bồ công anh Chỉ thiên có tên là “Khổ địa đảm”, “Thiên giới thái”, “Thổ sài hồ”, “Thổ bồ công anh”…

Hình ảnh cây bồ công anh Chỉ thiên

Bồ công anh Chỉ thiên

Cây bồ công anh có tác dụng gì?

Theo sách Đông y ghi lại, cây bồ công anh có rất nhiều tác dụng, có thể chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư. Lá cây và rễ cây của cây bồ công anh là 2 bộ phận được sử dụng nhiều nhất dùng để điều trị bệnh. Cụ thể, cây bồ công anh chữa được các bệnh sau:

Bồ công anh chữa tắc tia sữa

Cây bồ công anh có tác dụng giúp điều trị và hỗ trợ cho những phụ nữ sau sinh con mà bị tắc tia sữa. Các chị em hãy lấy 20 – 40g lá bồ công anh, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước uống, còn bã đắp lên chỗ vú sưng đau, ngày 1 – 2 lần. Hoặc bồ công anh 120g, Sài đất 80g, lá Quýt hôi 40g, nước 60ml sắc còn 200ml, chia 2 lần uống sáng và tối.

Lá bồ công anh trị mụn

Lá bồ công có tác dụng trị mụn và làm trắng da rất hiệu quả. Bởi trong lá cây bồ công anh có chứa chất kháng viêm và chống oxy hóa. Để chữa mụn nhọt các chị em hãy lấy bồ công anh 40 g, bèo cái 50 g, sài đất 20 g, sắc uống ngày một thang. Ngoài ra, có thể dùng 20 – 40g lá tươi giã với ít muối, vắt nước cốt uống, còn bã đắp lên chỗ viêm tấy, mụn nhọt.

Chữa các chứng bệnh về dạ dày

Viêm loét dạ dày, tá tràng: Để chữa viêm loét dạ dày, tá tràng, các chị em hãy lấy bồ công anh 40g, lá khôi, nghệ vàng 20g, mai mực 10g, cam thảo 5g rồi sắc uống ngày một thang.

Chữa đau dạ dày: Sử dụng bài thuốc bồ công anh 20g, lá Khôi 15g, lá Khổ sâm 10g, nước 300ml, đun sôi 15 phút, thêm chút đường đủ ngọt, uống 1 ngày 1 thang. Uống 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi uống tiếp, uống đến khi khỏi bệnh.

Ngoài ra, cây bồ công anh còn chữa được một số loại bệnh khác như: mắt đau sưng đỏ, viêm họng, viêm phổi, phế quản.

Bồ công anh có thể làm trà để uống

Không chỉ chữa bệnh mà bồ công anh còn có thể ăn được, làm thành món bồ công anh xào tỏi, thơm ngon, bổ dưỡng. Hơn nữa, bạn cũng có thể uống trà bồ công anh, rất thơm ngon, tốt cho sức khỏe. Để pha trà từ cây bồ công anh thì có hai cách. Một là dùng lá bồ công anh, hái vài lá vào sáng sớm, rửa sạch thái nhỏ cho trà vào ly sau đó đổ nước sôi vào là đã có ly trà lá tươi. Nhưng mà phơi khô rồi rang hoặc sấy thì trà sẽ thơm ngon và để được lâu hơn. Hai là dùng rễ cây bồ công anh để pha trà. Rễ phải nhổ vào đầu mùa xuân hoặc cuối mùa thu thì mới có nhiều chất bổ dưỡng, lựa cây già thì rễ sẽ to. Sau khi thu hoạch rễ xong thì rửa sạch đất và thái lát mỏng theo bề ngang của rễ, phơi khô rồi rang, rồi cho vào ly trà thì sẽ thơm ngon và để được lâu hơn.