Bệnh về phổi là một trong những căn bệnh phổ biến nhất trên thế giới. Các bệnh về đường hô hấp biểu hiện ở mức độ nhẹ đến mức độ nặng như bệnh như hen suyễn, viêm phổi, ung thư phổi, viêm phế quản, xơ nang và những bệnh khác có thể đe dọa đến tính mạng.

Phổi là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, có vai trò trong việc hấp thụ khí oxy và đào thải khí CO2, chúng ta hít và thải ra 10.000 lít khí mỗi ngày - Ảnh minh họa: Internet

Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nặng ở các thành phố lớn, đặc biệt là gia tăng bụi mịn vượt chuẩn trong không khí chắc chắn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, thậm chí có thể dẫn tới ung thư.

Theo các chuyên gia, bụi mịn được hình thành từ các chất như cacbon, sunphua, nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí.

Người khoẻ mạnh tiếp xúc nhiều trong môi trường không khí ô nhiễm, đặc biệt là bụi mịn PM2.5 có thể bị nghẹt mũi, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản. Nếu phải tiếp xúc với môi trường không khí kém trong một thời gian già có thể ảnh hưởng đến phổi.

Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, viêm phế quản đã kiểm soát bệnh tốt nhưng khi gặp môi trường không khí ô nhiễm thì bệnh dễ tái phát trở lại.

Vì vậy, với môi trường ngày càng ô nhiễm như hiện nay thì tình trạng lá phổi luôn bị quá tải vì quá nhiều bụi bẩn tích tụ lại. Làm thế nào để làm sạch phổi, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm về phổi và hô hấp là mối quan tâm hàng đầu của người dân đang sống tại hai đô thị lớn này.

Một trong những cách làm sạch phổi đơn giản mà hiệu quả nhất đó là thông qua chế độ ăn uống hằng ngày của chúng ta, thực phẩm làm sạch phổi sẽ có tác dụng giải độc, cải thiện sức khoẻ hệ hô hấp…

Thực phẩm có công dụng làm sạch phổi

Rau củ quả

Các loại rau họ cải như súp lơ xanh, cải xoăn, bông cải xanh giàu glucosinolates, hợp chất tự nhiên ức chế sự phát triển các tế bào ung thư và giảm viêm.

Súp lơ xanh là một trong những thực phẩm làm sạch phổi nên bổ sung trong khẩu phần ăn hằng ngày - Ảnh minh họa: Internet

Rau chân vịt, măng tây, củ cải là thực phẩm giàu folate, rất tốt trong việc chống lại quá trình gây ung thư phổi và các bệnh về ung thư.

Cần tây là một nguồn giàu natri hữu cơ giúp loại bỏ CO2 từ cơ thể tốt hơn. Do đó, cần tây có lợi cho người bị hen suyễn

Rau củ quả màu cam như bí ngô, cam quýt, đu đủ, cà rốt, có đầy đủ các chất chống oxy hóa tốt cho phổi, đặc biệt là vitamin C. Chúng ngăn ngừa các bệnh viêm và nhiễm trùng như hen suyễn tới 52%.

Các loại hạt

Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều cung cấp cho cơ thể hàm lượng vitamin E cần thiết để giảm viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch và tạo ra các tế bào máu đỏ, tăng cường nhiều oxy cho cơ thể. Nhờ đó, các mạch máu trong phổi thông thoáng, giúp bạn thở tốt hơn.

Các loại hạt như bí ngô, hạt hướng dương và hạt lanh cung cấp magiê, một khoáng chất quan trọng cho những người mắc bệnh hen suyễn. Magiê giúp các cơ trong đường thở của bạn thư giãn và giảm viêm, giúp bạn thở dễ dàng.

Các loại hạt và ngũ cốc có tác dụng tăng cường sức khoẻ cho phổi, từ đó ngăn ngừa ung thư - Ảnh minh họa: Internet

Thực phẩm giàu axit béo omega – 3

Axit omega – 3 là loại chất béo có lợi cho sức khoẻ, chúng chứa chất chống oxy hoá giúp giảm viêm, chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn ở người mắc bệnh về phổi. Có thể bổ sung thực phẩm làm sạch phổi giàu omega – 3 trong cá hồi hoặc các loại đậu.

Táo

Táo chứa flavonoid và nhiều loại vitamin, chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C, giúp duy trì hệ miễn dịch và hệ hô hấp khỏe mạnh, đây là thực phẩm làm sạch phổi được khuyến khích nên sử dụng hằng ngày. Khi chúng ta có chức năng hô hấp khỏe mạnh, có thể phòng và ngăn ngừa các bệnh về phổi một cách tự nhiên.

Táo giúp duy trì hệ miễn dịch và hệ hô hấp khoẻ mạnh - Ảnh minh họa: Internet

Quả họ dâu

Đây là một trong những loại hoa quả giàu chất chống oxi hóa, có chứa polyphenol anthocyanin,beta-carotene, lutein và zeaxanthin.

Những chất chống oxi hóa này bảo vệ phổi khỏi ung thư, dịch bệnh và nhiễm trùng. Các loại nước từ loại quả này có thể giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Nho

Nho rất giàu chất flavonoid và chất chống oxy hóa duy trì sức khỏe tốt cho phổi. Chúng cũng rất giàu khoáng chất và vitamin ngăn ngừa nhiều bệnh liên quan tới phổi. Ăn nho thường xuyên sẽ giúp phổi được làm sạch và giải độc tố.

Tỏi

Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày mà còn là một vị thuốc có tác dụng điều trị và ngăn ngừa một số bệnh như tăng huyết áp, cholesterol cao, đái tháo đường, bệnh đường hô hấp.

Hàm lượng allicin cao trong tỏi làm giảm viêm và chống nhiễm trùng. Nó phá bỏ các tế bào gốc tự do và cải thiện bệnh hen suyễn. Một nghiên cứu phát hiện rằng những người tiêu thụ 3 tép tỏi sống 2 lần mỗi tuần giảm tới 44% nguy cơ phát triển ung thư phổi.

Để làm sạch phổi chúng ta nên ăn 3 tép tỏi sống 2 lần mỗi tuần - Ảnh minh họa: Internet

Gừng

Gừng có đặc tính kháng viêm có thể làm giảm viêm trong cơ thể, giải độc phổi và thúc đẩy việc loại bỏ các chất ô nhiễm từ phổi. Gia vị này cũng làm giảm tắc nghẽn và cải thiện lưu thông đến phổi, do đó tăng cường sức khỏe phổi.

Tương tự gừng, nghệ cũng có tác dụng tuyệt vời đối với phổi do hợp chất curcumin giúp loại bỏ tế bào ung thư.

Các loại nước uống tốt cho sức khoẻ

Trong trà xanh có chứa chất chống oxy hoá, một cốc trà xanh ấm sẽ giúp làm dịu cổ họng, loại bỏ các màng nhầy, bảo vệ phổi.

Trà xanh có tác dụng thanh lọc và bảo vệ phổi - Ảnh minh họa: Internet

Một cốc nước chanh ấm vào sáng sớm sẽ rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là phổi. Nước chanh sẽ cung cấp cho cơ thể 1 lượng chất dinh dưỡng cần thiết mà độc tố từ khói thuốc, khói bụi lấy đi từ cơ thể bạn.

Uống nhiều nước lọc là cách tốt nhất để thanh lọc cơ thể và tăng cường sức khỏe. Hãy uống ít nhất 4 ly lớn nước mỗi ngày để giữ cho phổi sạch chất nhầy và toàn bộ cơ thể được cung cấp đủ nước.

Ngoài việc quan tâm tới các thực phẩm làm sạch phổi cực tốt thì chúng ta cũng cần tránh xa những tác nhân gây hại cho phổi.

Rượu bia, thuốc lá: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi hiện nay. Trong khói thuốc lá có chứa hơn 4.000 loại hóa chất, trong đó có nicotine không chỉ gây hại cho phổi mà còn tác động xấu đến não người. Bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi tuyệt đối không được sử dụng rượu và thuốc lá.

Lười vận động: Những người lười vận động thường có sức đề kháng kém, đặc biệt dễ mắc các bệnh về đường hô hấp khi giao mùa hoặc đột ngột thay đổi thời tiết.

Không trang bị khẩu trang khi ra ngoài: Để bảo vệ sức khoẻ trước tình hình ô nhiễm hiện nay, chúng ta cần đeo khẩu trang khi đi ra bên ngoài. Khi về, nên rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn. 

Thực phẩm là một vũ khí hiệu quả chống lại các bệnh về phổi. Ngoài việc sử dụng các thực phẩm làm sạch phổi, hãy có lối sống lành mạnh và khoa học, nói “không” với thuốc lá, tập luyện thể thao thường xuyên là cách giúp bạn tăng sức đề kháng và ngăn ngừa các tác nhân ung thư phổi.