Sự hình thành và tích tụ của các mô mỡ là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh béo phì, tùy vào mức độ mà và thể trạng mỗi người mà bệnh béo phì có thể diễn ra cục bộ hoặc toàn cơ thể. 

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, có đến 10% các bệnh liên quan đến túi mật, thận, gan, ruột, ung thư một phần là do trọng lượng cơ thể dư thừa vượt mứt cho phép. Ở Mỹ, trung bình mỗi năm có đến 34.000 nam giới và 50.000 nữ giới mắc bệnh ung thư do béo phì gây nên. Như vậy, có thể thấy được tác hại của bệnh béo phì là không hề nhỏ. 

Tác hại của bệnh béo phì không chỉ thể hiện ở yếu tố thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu của bệnh béo phì

Có rất nhiều cách để nhận biết được bệnh béo phì, tuy nhiên đơn giản nhưng cho độ chính xác cao là theo dõi chỉ số cơ thể (BMI) và theo dõi các vùng mỡ trên cơ thể. 

BMI là chỉ số được các chuyên gia dinh dưỡng dùng để phân tích tình hình thể trạng, xác định một người nào đó có trọng lượng dư thừa hay không. Chỉ số BMI được tính theo công thức là cân nặng chia cho bình phương chiều cao. Trong đó, cân nặng được tính bằng đơn vị kilogram (kg) và chiều cao là centimet (cm).

Bạn có thể dựa vào bảng chỉ số BMI giúp xác định thể trạng của cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, chỉ số BMI có một hạn chế là chỉ đánh giá được thể trạng cơ thể ở mức chung, không thể áp dụng trong việc xác định lượng mỡ trong máu. Đặc biệt, công thức này cũng không chính xác đối với một vài trường hợp như phụ nữ mang thai, người bệnh vừa khỏi và vận động viên. Do đó, để biết có béo phì hay không, bên cạnh đánh giá bằng chỉ số BMI bạn cũng nên đến cơ sở y tế để thăm khám.

Đối với những trường hợp như dân văn phòng hoặc người ít vận động sẽ gặp tình trạng mỡ tích lũy vùng eo và bụng, khi đó cần áp dụng chỉ số BMI kết hợp với số đo vùng bụng/mông để xác định có béo phì không.

Nếu tỷ số bụng/mông của nữ giới trên 0.8 và nam giới trên 0.9 thì có bắt đầu bị béo phì, đồng thời còn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, mỡ máu.

Các dấu hiệu của bệnh béo phì thể hiện qua sức khỏe

Suy giảm thị lực

Bệnh béo phì luôn khiến lượng đường trong máu ở mức cao, điều này làm cho đồng tử bị giãn và các dây thần kinh thị giác cũng ảnh hưởng, từ đó thị lực trở nên suy giảm trầm trọng.

Cảm giác đói thường xuyên

Người bệnh béo phì sẽ thường xuyên thấy đói và luôn có cảm giác thèm ăn kể cả khi lượng thức ăn đã nạp vào rất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là khi thừa cân, các glucose rất khó để vào được tế bào từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

Những người bệnh béo phì thường xuyên có cảm giác đói và thèm ăn - Ảnh minh họa: Internet

Bị tê tay chân thường xuyên

Lượng mô mỡ tích tụ quá nhiều chèn ép đến hệ thống mao mạch thần kinh trong cơ thể khiến máu khó lưu thông, do đó mà người béo phì thường sẽ dễ tê tay chân hơn người bình thường. Ngoài ra, rối loạn cương dương cũng là một trong những dấu hiệu thường thấy khi nam giới bị béo phì. 

Những tác hại của bệnh béo phì

Khả năng sinh sản

Một trong những tác hại của bệnh béo phì thường gặp nhất ở nữ giới là khả năng mang thai. Nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy, cứ 300 phụ nữ béo phì thì có đến 270 người gặp vấn đề về phát triển đa nang buồng trứng, liên quan đến vô sinh. Trên thế giới đã có nhiều phòng khám vô sinh từ chối điều trị cho những bệnh nhân có trọng lượng cơ thể vượt mức trung bình. 

Sinh non

Đây là một trong những tác hại của việc tăng cân quá mức. Lượng chất béo quá nhiều trong cơ thế sẽ làm nóng và suy yếu tử cung, từ đó dẫn đến hiện tượng sinh non. Và hệ lụy của chúng là gây tử vong hoặc để lại nhiều bệnh tật trong quá trình phát triển của trẻ.

Rối loạn giấc ngủ

Theo một vài nghiên cứu khoa học, tác hại của bệnh béo phì thể hiện rõ nhất là chứng ngưng thở khi ngủ. Hiện tượng này xảy ra khi chất béo dư thừa tập trung nhiều xung quanh vùng cổ, chèn ép đường hô hấp khi nằm xuống khiến máu thiếu oxy và tim làm việc nhiều hơn, từ đó chất lượng giấc ngủ bị hạn chế.

Rối loạn giấc ngủ là một trong những tác hại dễ gặp nhất ở những người mắc bệnh béo phì - Ảnh minh họa: Internet

Và việc giấc ngủ bị rối loạn cũng thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các bệnh như tiểu đường, tim mạch,...

Bên cạnh đó, những người bệnh béo phì thường có khả năng ung thư cao hơn so với người bình thường. Đặc biệt ở một số quốc gia, người béo phì còn bị kỳ thị và trở thành trò đùa của số đông dẫn đến khả năng trầm cảm và nguy cơ tự tử vô cùng cao.

Biến chứng của bệnh béo phì

Tác hại của bệnh béo phì không chỉ biểu hiện cụ thể ở yếu tố thẩm mỹ bên ngoài mà nó còn gây ra nhiều biến chứng và là tiền đề của nhiều bệnh lý khác.

Biến chứng về hệ tim mạch: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, béo phì chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về tim mạch như suy tĩnh mạch, suy tim, tăng huyết áp.

Biến chứng về chuyển hóa dinh dưỡng: Đái tháo đường, mỡ máu cao hoặc bệnh gout được xem là những biến chứng thường gặp do rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng của bệnh béo phì gây ra.

Người béo phì, thừa cân có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp cao hơn so với người bình thường - Ảnh minh họa: Internet

Ảnh hưởng đến các hoạt động cơ: Một trong những hệ lụy của béo phì đáng nói nhất chính là hô hấp và xương khớp. Mỡ tích tụ nhiều khiến lồng ngực khó chuyển động, quá trình hô hấp diễn ra khó khăn vì thế mà người béo phì sẽ thường xuyên bị khó thở khi ngủ. 

Ngoài ra, khi trọng lượng cơ thể vượt các chỉ số cho phép sẽ khiến các mô xương bị chèn ép, từ đó hình thành các bệnh về thoái hóa khớp, viêm thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm,...

Người béo phì nên ăn gì để giảm cân?

Do lượng mỡ thừa chiếm khối lượng lớn trong cơ thể nên quá trình giảm cân của người bệnh béo phì sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với người có dấu hiệu tăng cân. Chế độ ăn kiêng của họ cũng được thực hiện vô cùng khắt khe, vì chỉ cần một sai sót nhỏ cũng khiến toàn bộ quá trình bị tác động và hệ lụy của bệnh béo phì cũng tăng lên.

Trước tiên người bệnh béo phì cần xác định được chỉ số calo bản thân có thể tiêu thụ được để hạn chế lượng thực phẩm nạp vào. Vì quy tắc giảm cân là phải giảm lượng calo hấp thu và tăng lượng calo tiêu thụ.

Chế độ ăn uống và rèn luyện khoa học sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh béo phì hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Sau đó, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn những thực phẩm chứa ít calo cũng như có tác dụng trong quá trình giảm cân. Đồng thời, cần kiên trì rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên. Phương pháp này không chỉ giúp đẩy nhanh tiến độ giảm cân mà còn có lợi cho sức khỏe.

Tác hại của bệnh béo phì và những biến chứng của nó là vô cùng lớn. Do đó, người bệnh cần có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và thường xuyên rèn luyện thể thao để các chỉ số cân nặng về mức cho phép.