Cảnh báo những dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu phổ biến ở trẻ em
Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu hay viêm đường tiết niệu do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây nên. Vi khuẩn E.coli là thủ phạm gây bệnh chính, chiếm đến 90%. Nhiễm trùng đường tiểu có hai dạng bệnh: Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang) và nhiễm trùng đường tiết niệu trên (viêm thận – bể thận cấp). Theo thống kê, có khoảng 5% bé gái và 2% bé trai mắc căn bệnh này.
Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, bác sĩ Bùi Thế Lữ - Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước (Bình Dương) cho biết: “Theo cơ chế, dòng nước tiểu đi từ thận sau khi lọc sẽ xuống dưới qua niệu quản đổ vào bàng quang. Bàng quang trẻ em có sức chứa nước tiểu khoảng 150ml, người lớn khoảng 500ml. Khi nước tiểu đầy sẽ căng tức, kích thích thần kinh gây nên trạng thái buồn tiểu. Nước tiểu từ bàng quang dẫn ra ngoài theo lỗ niệu đạo.
Ở bé gái, do cấu tạo sinh lý là lỗ niệu đạo ngắn, lỗ tiểu gần với hậu môn nên dễ bị nhiễm khuẩn. Ở bé trai, nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu cho hiện tượng hẹp bao quy đầu khiến nước tiểu bị ứ đọng dẫn đến nhiễm trùng hoặc một số dị dạng khác ở đường tiểu”.
Nhiễm trùng đường tiểu không nguy hiểm, có thể tự hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên, ở người lớn, trong một số trường hợp đặc biệt như: Phụ nữ có thai, suy giảm miễn dịch, bệnh hệ thống... cần phải điều trị dứt điểm, tránh hưởng xấu đến thai nhi và sức khỏe, bác sĩ Bùi Thế Lữ thông tin.
Dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu
Tùy vào mức độ nhiễm trùng đường tiểu, vị trí nhiễm trùng và độ tuổi của bé mà có những triệu chứng khác nhau. Theo bác sĩ Bùi Thế Lữ, dấu hiệu chung nhất của nhiễm trùng đường tiểu ở cả trẻ em và người lớn là đi tiểu đau, buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu máu vi thể hoặc đại thể.
Bác sĩ Bùi Thế Lữ giải thích: “Tiểu máu vi thể là tiểu máu thấy được khi làm xét nghiệm nước tiểu. Có thể tiểu mủ, khi đọng nước tiểu lại sẽ gây viêm. Thông thường trẻ em sẽ dễ nhiễm trùng đường tiểu dưới. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây nhiễm trùng ngược dòng lên trên, gây suy thận cấp”.
Theo khuyến cáo của Bác sĩ Bùi Thế Lữ, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường như: Tiểu mủ, tiếu máu (vi thể hoặc đại thể) kèm theo một số triệu chứng bất thường khi đi tiểu nói trên cần cho trẻ đi khám để kịp thời điều trị.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...