Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm sau Tết: Nguyên nhân đến từ sai lầm nhiều người vẫn 'vô tư' mắc phải
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Tình trạng ngộ độc thực phẩm (hay ngộ độc thức ăn, trúng thực) xảy ra khi bạn ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh hay có độc tố mạnh hoặc do ăn phải thức ăn ôi thiu, có chứa nấm mốc.
Trường hợp bị trúng thực nhẹ, người bệnh thường cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các ca ngộ độc nặng, biểu hiện những triệu chứng dữ dội hơn cần phải được nhập viện để điều trị và theo dõi.
Những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc thực phẩm hay dấu hiệu trúng thực thường gặp bao gồm:
Ói mửa, buồn nôn
Đau bụng
Đi tiêu phân lỏng hoặc có lẫn máu
Sốt
Mệt mỏi và thiếu năng lượng
Chán ăn
Đau cơ
Ớn lạnh
Các dấu hiệu và triệu chứng ngộ đọc thực phẩm có thể bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm hoặc cũng có thể khởi phát sau vài ngày hoặc thậm chí vài tuần sau đó. Bệnh do ngộ độc thực phẩm thường kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm sau Tết
Trao đổi về vấn đề này với báo Lao Động, Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết nhiều người thường cho rằng chất độc có trong thực phẩm và vi khuẩn gây bệnh, mà không biết là nấm mốc cùng độc tố của chúng cũng rất nguy hiểm. Khoa học đã chứng minh, ăn thức ăn nhiễm nấm mốc có thể xảy ra ngộ độc cấp tính, thậm chí ngộ độc mạn tính nếu cơ thể tích lũy dần những lượng nhỏ nấm mốc và độc tố nấm.
Theo bác sĩ Tiến, ước tính gần 40% loài nấm mốc có thể sản sinh ra độc tố, mức độ khác nhau nên gây bệnh khác nhau. Loại ít độc hoặc một liều lượng nhỏ độc tố nấm chỉ gây ngộ độc nhẹ, người bệnh bị nôn mửa, tiêu chảy, choáng váng... Độc tố vi nấm tích lũy dần trong cơ thể lâu dần dẫn đến bệnh hiểm nghèo như ung thư, suy thận... Do đó, thực phẩm bị nấm mốc thì không nên ăn.
"Cảnh giác với bánh chưng mốc, kiên quyết bỏ chiếc bánh đã bị mốc nhiều, chua, vữa, đắng... Bánh mới bị mốc chút ít bên ngoài có thể cắt bỏ rộng ra xung quanh, chỉ lấy phần bánh còn nguyên lành, đem hấp hoặc rán cẩn thận trước khi ăn", bác sĩ Tiến nói.
Tương tự, các loại bánh ngọt, mứt được sản xuất từ nhiều nguyên liệu khác nhau như bột, đường, bơ, sữa, trứng... Nếu để lâu, bảo quản kém, bánh mứt dễ bị hỏng do vi sinh vật và nấm mốc.
Mứt chảy nước là sắp hỏng, là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật và nấm mốc phát triển. Thường thấy nhất là nấm men ưa đường gây nứt nẻ và làm bánh mất mùi vị, màu sắc đặc trưng.
Cùng với đó, việc ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều đường, ít chất xơ, uống nhiều rượu, bia, nước ngọt có ga… cũng khiến 1 số bệnh có nguy cơ gia tăng sau Tết.
Theo VTV, dưới đây là một số bệnh thường gặp sau Tết mà các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ chỉ ra:
Viêm dạ dày
Khi uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích như cà phê hoặc ăn nhiều thức ăn cay nóng… bạn có thể có nguy cơ bị viêm dạ dày cấp. Trường hợp nhẹ sẽ có các triệu chứng sau
- Đau bụng cồn cào.
- Nóng rát vùng thượng vị.
- Ợ hơi, ợ chua.
- Có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn.
Tăng men gan
Vào thời điểm sau Tết, số người tăng men gan càng cao hơn, đặc biệt là nam giới. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng tăng men gan có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm về gan khác như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan… Vì vậy, việc thăm khám gan định kỳ, nhất là sau Tết hoàn toàn cần thiết. Đặc biệt là các đối tượng sau:
- Người mắc bệnh tiểu đường, thừa cân, béo phì.
- Người có tiền sử gia đình mắc các bệnh về gan.
- Người thường xuyên uống rượu, hút thuốc.
- Người bị stress kéo dài.
- Người mắc bệnh tăng men gan, gan nhiễm mỡ.
Mỡ máu cao
- Đây là bệnh thường gặp ở những người có chế độ ăn nhiều chất béo hoặc có người thân cũng bị mỡ trong máu. Bên cạnh đó, người bị bệnh bệnh tiểu đường, béo phì hoặc người cao tuổi cũng có nguy cơ bị mỡ trong máu cao hơn bình thường.
- Đặc biệt, các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu bia, thuốc lá hay chế độ ăn liên tục các thực phẩm giàu chất béo cũng làm tăng cao khả năng bị mỡ trong máu.
- Trong thời điểm Tết Nguyên đán, việc ăn uống, ngủ nghỉ mất cân bằng cũng làm tăng lượng chất béo hấp thụ vào cơ thể. Vì vậy, mỡ trong máu cũng là căn bệnh lọt top danh sách các bệnh thường gặp sau Tết Nguyên đán.
Đái tháo đường
Dịp Tết là thời điểm mà lịch sinh hoạt bị đảo lộn ảnh hưởng không nhỏ đến đường máu, lipit máu, đặc biệt là làm tăng đường huyết sau ăn, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Hầu hết bệnh nhân đái tháo đường 50-70% có biến chứng tim mạch, nên nếu không có chế độ ăn uống, điều trị thích hợp sẽ không kiểm soát được đường huyết dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy, dù có tiền sử đái tháo đường hay không, bạn vẫn nên đi thăm khám định kỳ, đặc biệt là vào thời điểm sau Tết để được bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe và có phác đồ theo dõi hoặc điều trị phù hợp
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....