Căng thẳng, stress tàn phá sức khỏe như thế nào?
Tác động của căng thẳng đối với cơ thể
Khi cuộc sống ngày càng bận rộn thì trạng thái căng thẳng mà chúng ta gặp phải cũng trở nên thường xuyên hơn. Sự căng thẳng này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta.
Căng thẳng kéo dài dẫn đến suy giảm trí nhớ (Ảnh minh họa)
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương
Dựa vào các nghiên cứu khoa học, việc căng thẳng tác động mạng đến các tế bào thần kinh trung ương khiến các tế bào này luôn ở trạng thái bị kích thích, căng thẳng, lúc này các tế bào não sẽ luôn bị thiếu oxy làm cho cơ thể luôn bị mệt mỏi, mất tập trung và kém hiệu quả, đồng thời bạn sẽ mắc phải hội chứng suy giảm trí nhớ, não bộ có thể bị tổn thương nghiêm trọng
Ảnh hưởng đến hệ tim mạch
Khi bạn căng thẳng thì nhịp tim thường sẽ tăng rất cao, nhiều máu hơn được bơm khắp cơ thể để cung cấp đủ oxy. Khi các tế bào não và cơ thể yêu cầu nhiều oxy hơn thì sẽ dễ dẫn đến huyết áp cao. Điều này dễ gây ra hiện tượng đột quỵ
Những cơn đau đầu do stress còn có thể ảnh hưởng thị lực tạm thời (Ảnh minh họa)
Căng thẳng dẫn đến tình trạng đau đầu
Các chuyên gia chưa tìm ra cơ chế gây đau đầu do stress. Nhiều người tin rằng lý do là sự thay đổi quá lớn về những chất dẫn truyền xung thần kinh và hormone trong não gây ra cơn đau đầu.
Những cơn đau đầu do stress còn có thể ảnh hưởng thị lực tạm thời, khiến người bị stress nhìn thấy bóng mờ trong tầm nhìn. Sự gia tăng cortisol cũng có thể khiến các cơ bắp co giật, đặc biệt là giật mí mắt, máy mắt.
Stress gây mất ngủ
Stress và lo âu khiến chúng ta tỉnh táo và cảnh giác hơn. Nhiều người bị áp lực lâu dài thường trằn trọc vào ban đêm, thức giấc nhiều lần và khó ngủ lại. Stress xấu cũng khiến khó đạt được trạng thái REM, khi não bộ của con người ở mức hoạt động thấp nhất và cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất.
Thiếu ngủ khiến chúng ta mệt mỏi và uể oải vào ban ngày. Đôi khi tâm trạng thất thường khiến stress kéo dài hơn.
Khi rơi vào trạng thái stress, cơ thể ngừng lại nhịp tiêu hóa và có thể dẫn đến táo bón, tiêu chảy hoặc đau dạ dày (Ảnh minh họa)
Stress ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Stress ảnh hưởng đến việc thức ăn di chuyển trong cơ thể và gây ra các hiện tượng như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, buồn nôn.... Khi bạn căng thẳng, gan của bạn phải làm việc nhiều để phá vỡ đường nhiều hơn qua đó tạo năng lượng cho cơ thể. Khi điều này vượt quá mức độ, bạn có thể bị tiểu đường. Việc stress cũng khiến bạn tăng nhịp tim, thở nhanh và tăng kích thích tố có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất dịch tiêu hóa làm tăng nguy cơ ợ chua và ợ nóng.
Stress lâu dài gây ra mụn trên mặt. (Ảnh minh họa)
Thay đổi nội tiết tố gây nổi mụn
Nếu bạn từng nổi mụn ngay trước kỳ thi hay cuộc họp quan trọng, nguyên nhân có thể do stress. Nồng độ hormone căng thẳng cortisol tăng vọt khiến cơ thể sản sinh nhiều testosterone. Hormone này lại kích thích tuyến bã nhờn trên da, khiến da đổ dầu nhiều hơn và gây ra bít tắc lỗ chân lông. Từ đó, stress lâu dài gây ra mụn trên mặt.
Không chỉ vậy, nồng độ cortisol và adrenaline tăng cao do stress còn gây ra viêm da. Các vấn đề da liễu như eczema, rosacea (chứng đỏ mặt) và vẩy nến đều bị kích thích bởi stress.
Căng thẳng, stress gây rụng tóc
Khi da đầu tăng tiết dầu, da đầu có thể bị viêm da tiết bã, dẫn đến bị gàu và rụng tóc. Nhiều người bị rụng tóc tạm thời trong một thời gian stress nặng.
Ảnh hưởng đến răng lợi
Hiện tượng nghiến răng, siết hàm có thể xuất hiện khi bạn gặp căng thẳng, tích tụ quá nhiều năng lượng tiêu cực. Nhiều khi bạn còn không nhận ra mình đang nghiến răng, cho đến khi bạn bị đau đầu hoặc đau hàm răng. Về lâu dài, nghiến răng có thể khiến mẻ, vỡ răng.
Tình trạng căng thẳng khiến cơ bắp của bạn thường xuyên bị căng cứng (Ảnh minh họa)
Ảnh hưởng xương khớp
Tình trạng căng thẳng khiến cơ bắp của bạn thường xuyên bị căng cứng. Khi gặp căng thẳng thì không chỉ có bạn cảm thấy căng thẳng mà cơ bắp cũng sẽ ở trạng thái căng thẳng, từ đó dẫn đến chấn thương khớp, đau lưng, đau vai, đau bắp thịt, đau đầu hoặc đau toàn thân.
Rối loạn kinh nguyệt
Stress xấu có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Nồng độ cortisol tăng cao khiến não ngưng sản xuất hormone gonadotropin (GnRH). Nồng độ GnRH thấp khiến tuyến yên không sản xuất những hormone khác có nhiệm vụ báo hiệu rụng trứng. Kết hợp với nhiều yếu tố khác, stress có thể khiến phụ nữ ngừng rụng trứng, trễ kinh hoặc tắt kinh tạm thời.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Tuy nhiên, đội như thế nào, chất liệu mũ ra sao cũng cần đặc biệt chú ý.
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp.
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11 năm tuổi thọ
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, bạn luôn có thể ngăn chặn điều đó. Với mẹo tránh 7 sai lầm trong chế độ ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhé!