Bệnh truyền nhiễm

Mỗi loại bệnh truyền nhiễm đều có vi khuẩn gây bệnh riêng, phương thức truyền bệnh thông qua không khí, máu truyền nhiễm đến cơ thể những người xung quanh. Nhưng khi bệnh chuyển sang mãn tính rất phức tạp, không phải chỉ có một nhân tố và một loại vi khuẩn!

Có vẻ như huyết áp cao không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng tại sao lại có tính "lây nhiễm"?

Những người ở cùng với bệnh nhân bị cao huyết áp đều có mối quan hệ nhất định, điều này có nghĩa là họ cùng ở trong một môi trường, cùng ăn với nhau ba bữa cơm mỗi ngày, hoạt động sinh hoạt về cơ bản là giống nhau, thậm chí còn có mối quan hệ huyết thống.

Có thể khẳng định nguyên nhân chính là: Di truyền và môi trường.

Di truyền

Nếu bố mẹ đều bị, con của họ có 45% khả năng bị huyết áp cao, nếu một trong bố hoặc mẹ mắc bệnh, thì tỉ lệ di truyền sang con giảm xuống còn 28%.

Mẹ bị huyết áp cao cũng có thể lây sang con. Ảnh: internet

Di truyền không có cách nào để thay đổi, nhưng có thể phòng tránh bằng cách thay đổi những thói quen xấu trong cuộc sống theo hướng tích cực, điều này có thể giảm khả năng lây truyền bệnh cao huyết áp!

Môi trường

Môi trường bao gồm: Thói quen ăn uống, đặc điểm tính cách, hoạt động thể chất, thói quen làm việc và nghỉ ngơi.

Nhiều bệnh nhân tăng huyết áp là do béo phì, ăn thức ăn mặn, ít tập thể dục, khả năng khống chế cảm xúc kém và các yếu tố nguy hiểm khác.

Thông thường, bạn và người thân trong gia đình, bạn bè sống cùng nhau trong một thời gian dài, ăn uống, sinh hoạt, tính cách về cơ bản cũng tương tự nhau, thói quen xấu càng làm cho bệnh nhân tăng huyết áp, những người khác cũng đang ở ranh giới nguy hiểm. 

Để ngăn chặn "lây nhiễm" bạn cần chú ý những điều này:   

1. Chọn lựa thực phẩm ăn vào cơ thể

Người bị cao huyết áp cần phải có chế độ dinh dưỡng riêng. Ảnh: internet

Lượng muối và mỡ ăn vào càng nhiều, huyết áp càng tăng! Để đảm bảo chế độ ăn uống thanh đạm, giới hạn muối hàng ngày không quá 6 gram, ăn ít thực phẩm và chia nhiều bữa, uống nhiều nước.

2. Tập thể dục thường xuyên

Không tập thể dục dẫn đến sự trao đổi chất chậm, huyết áp càng tăng! Ngủ đủ 6 giờ một ngày, sự trao đổi chất chậm tương đối khó cải thiện. Vì vậy, một ngày nên đi bộ một tiếng, ít nhất 2-3 lần mỗi tuần.

3. Giải tỏa áp lực

Cơ thể, cảm xúc và thần kinh không được thư giãn, huyết áp tự nhiên tăng, nghiêm trọng hơn sẽ gây ra bệnh tim mạch! Vì vậy, không thức khuya, không suy nghĩ linh tinh, thường xuyên tập thể dục, nghe nhạc sẽ giúp bạn loại bỏ gánh nặng áp lực trong cuộc sống.

4. Kiểm tra huyết áp định kỳ

Bệnh nhân cao huyết áp hoặc mới phát hiện bệnh, đều nên thường xuyên theo dõi. Trước hết, hãy chuẩn bị một máy đo huyết áp, thông qua việc tự kiểm tra để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Huyết áp cao mặc dù không có tính truyền nhiễm nhưng những thói quen xấu vẫn tồn tại ở nhiều bệnh nhân. Do đó, chúng ta phải chủ động phòng ngừa và điều trị, giảm tổn thương ở các cơ quan nội tạng, giảm tình trạng khuyết tật và tử vong.

Nguồn: Sohu