Cua đồng

Cua đồng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt có nguồn canxi dồi dào là điều không thể chối cãi. Tuy nhiên, theo Đông y, cua đồng có tác dụng trục xuất khối u hoặc các khối cục tồn đọng, do đó có nguy cơ cao gây sảy thai hoặc sinh non. Đặc biệt, bà bầu mới ốm dậy, hệ tiêu hóa còn yếu, đang bị tiêu chảy, cảm cúm, dễ lạnh bụng hoặc dị ứng càng nên hạn chế ăn cua đồng vì có tính hàn cao và chứa nhiều cholesterol.

Khoai lang

Khoai lang là một loại thực phẩm hữu ích, nó chứa rất ít chất béo lại không có cholesterol, trong thành phần của khoai lang có nhiều chất xơ nên cả củ và rau của nó đều có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau có tác dụng phòng ngừa bệnh táo bón. Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (khoảng 100g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hóa bởi vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Nhưng cũng cần lưu ý rằng ăn quá nhiều khoai lang cũng có thể gây ra thừa cân béo phì hoặc đầy bụng khó tiêu do thừa đường.

Khoai lang giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai (Ảnh minh họa: Internet)

Bạn có thể luộc khoai lang lên và thưởng thức mỗi ngày một củ. Ăn khoai lang luộc cũng là cách tốt để bổ sung chất xơ, giúp nhuận tràng thông tiện, giảm táo bón hiệu quả.

Thực phẩm chứa chất xơ

Mang thai việc mẹ bầu bổ sung các chất dinh dưỡng là điều rất cần thiết. Đặc biệt là bổ sung các chất xơ từ rau xanh, củ quả. Việc mẹ bổ sung nhiều các chất xơ giúp phòng ngừa bệnh táo bón khi mang thai đồng thời giảm nhiều bệnh khác. Các mẹ nên bổ sung lượng chất xơ từ 25-28 gram mỗi ngày cho cơ thể.