Cách ngâm rượu tỏi phòng bệnh khi trời trở lạnh
Cách ngâm rượu tỏi rất dễ và rượu tỏi có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khoẻ như tăng cường sức đề kháng, giúp phòng và chữa trị nhiều chứng bệnh… thế nhưng ngày nay cũng không nhiều người biết cách làm và sử dụng.
Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi để bạn có thể thực hiện ngâm tại nhà một cách dễ dàng và sử dụng hiệu quả.
Tác dụng của tỏi
Tỏi có tên khoa học là Allium sativum L, thuộc họ hành tỏi Liliaceae. Trong tỏi có thành phần iốt và tinh dầu, song thành phần chủ yếu là Allicin có công dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng ký sinh trùng.
Theo Đông y, tỏi ngâm rượu có thể tăng cường sức đề kháng cơ thể, chữa được nhiều bệnh.
Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi sẽ chứa 6,36 g protein, 33g carbs, 150g calo, và các dưỡng chất như vitamin (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, mangan, magie, kali, photpho, được cho là có tính chất kháng sinh và tăng khả năng phòng ngừa ung thư, chống huyết áp cao, mỡ máu ở con người.
Phòng tránh cảm cúm
Ăn tỏi hàng ngày giúp cung cấp nhiều allicin cho cơ thể, có thể làm giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm. Bên cạnh đó, ăn tỏi giúp giảm 70% thời gian bị cảm, ví dụ bạn bị cảm từ 5 ngày sẽ giảm xuống 1, 5 ngày. Nhờ đó sức khỏe sẽ nhanh chóng phục hồi hơn.
Trị mụn trứng cá
Trong tỏi có chứa hợp chất hữu cơ allicin có tác dụng cản trở các hoạt động của gốc tự do và còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn mạnh mẽ. Khi ở dạng phân hủy, allicin sẽ chuyển hóa thành axit sulfenic tạo nên phản ứng với gốc tự do từ đó giúp phòng tránh mụn, dị ứng và các bệnh ngoài da khác.
Giảm huyết áp
Theo ước tính của các nhà khoa học, khoảng 600 đến 1500mg chiết xuất từ tỏi giúp mang lại hiệu quả cho giảm huyết áp cao trong 24 tuần. Bên cạnh đó, chất polysulfides và các phân tử lưu huỳnh có tác dụng làm giãn cơ trơn, kích thích sản xuất xác tế bào nội mạc và giãn mạch máu từ đó kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Phòng tránh ung thư
Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ cũng chỉ ra rằng tỏi giúp làm giảm tỷ lệ khối u ung thư do hợp chất allicin trong tỏi có tác dụng làm chậm hoặc làm ngừng sự phát triển của các tế báo ung thư trong cơ thể, đặc biệt là ung thư đại trực tràng và dạ dày.
Tăng cường lượng tinh trùng
Các nhà khoa học đã phát hiện rất nhiều công dụng của tỏi đối với nam giới như giúp tăng khả năng tình dục ở nam giới, đặc biệt là quý ông mắc chứng liệt dương. Ngoài ra, tỏi còn có khả năng giúp tăng cường lượng tinh trùng cho nam giới bằng cách ăn từ 1 tới 2 nhánh tỏi 1 lần/ngày liên tục trong khoảng 2 tháng.
Cải thiện chức năng xương khớp
Các chất dinh dưỡng trong tỏi như vitamin C, vitamin B6, mangan, kẽm vùng với chất chống oxy hóa và enzyme,… có tác dụng rất tốt trong việc hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương, đồng thời nâng cao sự hấp thụ canxi giúp xương chắc khỏe hơn. Với phụ nữ, tỏi giúp làm chậm quá trình loãng xương bằng cách tăng cường lượng nội tiết tố estrogen. Ăn tỏi nhiều giúp phụ nữ trung tuổi giữ hệ xương khớp khỏe mạnh.
Tác dụng của rượu tỏi
Rượu tỏi có tác dụng chữa bệnh viêm khớp
Theo nghiên cứu khoa học, tỏi có chứa chất oxy hóa mạnh nên có tác dụng tốt cho việc điều trị viêm khớp. Việc sử dụng rượu tỏi để xoa bóp có thể giúp người già giảm được các chứng đau nhức xương khớp nhất là vào mùa đông hoặc những khi thời tiết giao mùa. Bên cạnh đó, thành phần selen có trong tỏi cũng giúp ngăn chặn những phản ứng viêm cho cơ thể.
Rượu tỏi giúp điều trị bệnh hô hấp
Rượu tỏi tính nóng, giàu chất kháng thể nên dùng chữa bệnh viêm họng hiệu quả. Trong tỏi có chất kháng sinh tự nhiên giúp làm sạch cổ họng bằng cách làm giảm đờm.
Ngoài ra, việc sử dụng rượu tỏi để ngậm súc miệng hàng ngày còn giúp điều trị các bệnh về đường răng miệng và hô hấp hiệu quả như viêm xoang, sâu răng, hôi miệng, chảy máu chân răng...
Rượu tỏi giúp bảo vệ tim mạch
Những thành phần trong rượu tỏi có thể giúp điều chỉnh huyết áp ở mức bình thường. Đồng thời nó còn giúp phòng ngừa nguy cơ bị xơ vữa động mạch hiệu quả.
Một số chất có trong tỏi như Phitoncid, hoạt tính màu vàng có khả năng đánh tan chất béo, giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng máu nhiễm mỡ. Ngoài ra, bệnh nhân hở van tim cũng nên sử dụng tỏi để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Rượu tỏi giúp hỗ trợ đường tiêu hóa
Tỏi có chứa nhiều axit amin có khả năng lên men tự nhiên, có khả năng tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Những người hay gặp phải những biểu hiện đầy hơi, khó tiêu, ợ chua hoặc bị viêm loét dạ dày thì nên uống rượu tỏi để giảm thiểu tình trạng này.
Cách ngâm rượu tỏi đúng cách
Nguyên liệu: 300g tỏi đen được bóc vỏ; 0,6 lít rượu trắng; Bình thủy tinh đựng rượu
Cách thực hiện: Tỏi bóc sạch vỏ, rửa qua với nước cho sạch rồi vớt ra rổ để ráo nước thì hái từng lát mỏng cho vào bình chứa rượu trắng (chọn rượu có nhiệt độ 40 độ C). Hãy đặt bình rượu ở nơi thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp. Sau khoảng 2 tuần thì lấy bình rượu đó ra dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 15 - 20 giọt để chữa bệnh. Đây là cách làm rượu tỏi chữa bệnh rất đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện. Đây là cách ngâm rượu tỏi phổ biến và dễ nhất mà bạn có thể tham khảo áp dụng.
Cách ngâm rượu tỏi đen
Nguyên liệu: 200g tỏi đen; 1 đến 1,5 lít rượu trắng ( nên dùng rượu quê hoặc rượu nếp) khoảng 30-60 độ tùy thuộc khẩu vị từng người; 1 bình thủy tinh sạch.
Cách thực hiện: Bóc bỏ vỏ tỏi, rửa sạch rồi cho vào trong bình sau đó cho rượu vào đậy nắp, để khoảng 2-3 ngày lắc lên 1 lượt để giúp tỏi ngấm đều rượu. Sau 4 ngày – 1 tuần là có thể sử dụng được. Mỗi lần dùng 1-2 lần với liều lượng 1-2 chén mắt trâu.
Cách ngâm rượu tỏi mật ong
Nguyên liệu: Tỏi, rượu, mật ong nguyên chất
Cách thực hiện: Lột bỏ vỏ tỏi rồi rửa sạch, sau đó cắt tỏi thành các lát mỏng. Đổ tỏi, rượu trắng và mật ong với liều lượng như mong muốn vào bình thuỷ tinh, đậy kín rồi bảo quản nơi khô thoáng hoặc chôn dưới đất khoảng 10 ngày sau là có thể dùng được. Mỗi ngày mang rượu tỏi mật ong ra dùng 1-2 ly nhỏ sau bữa ăn.
Lưu ý khi dùng rượu tỏi
Rượu tỏi ngâm lâu có uống được không?
Cũng như những loại rượu ngâm khác, rượu tỏi có thể để được trong một thời gian lâu mà không biến chất. Rượu tỏi để càng lâu lại càng ngon hơn, chính vì thế bạn đừng quá lo lắng vì hũ rượu tỏi của mình đã để lâu mà vẫn chưa hết, không biết nên dùng tiếp hay bỏ đi nhé.
Cũng như những loại rượu khác, rượu tỏi có thể để được trong một thời gian lâu mà không biến chất, tỏi để càng lâu lại càng ngon hơn. Vì vậy khi hết nước rượu bạn có thể đổ thêm rượu vào để ngâm tiếp.
Uống rượu tỏi có nóng không?
Cả tỏi và rượu đều có tính nóng, vì vậy rất tốt cho một số chứng bệnh như xương khớp, cảm cúm, ho… Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng để tránh xảy ra tác dụng không mong muốn.
Uống rượu tỏi vào lúc nào?
Rượu tỏi tính nóng vì vậy chỉ nên sử dụng sau khi đã ăn no. Không sử dụng lúc đói vì dễ làm đau bao tử.
Những ai không nên sử dụng rượu tỏi
+ Những người chuẩn bị phẫu thuật: Bởi việc dùng tỏi sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc đông máu, khiến cho máu khó đông.
+ Những người mắc phải bệnh gan thận và bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh này nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng rượu tỏi
+ Trẻ em dưới 3 tuổi: Trẻ dưới 3 tuổi hệ tiêu hoá còn rất non nớt vì vây tuyệt đối không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có liên quan đến rượu để uống.
+ Người bị tiêu chảy, là người cao tuổi: Những đối tượng này nếu muốn sử dụng rượu tỏi cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Cách ngâm rượu tỏi cực kỳ đơn giản, bạn nên thực hiện ngay một bình rượu tỏi để trong nhà giúp mọi người phòng và chữa bệnh.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”