Cách khắc phục tình trạng bà bầu bị khó thở về đêm nhanh chóng
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giấc ngủ ngon sẽ giúp cho mẹ bầu được thoải mái, sức khỏe ổn định và giúp cho thai nhi phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, không ít trường hợp bà bầu khó thở về đêm và thường xuyên bị mất ngủ. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách khắc phục ra sao? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Nguyên nhân khiến bà bầu mệt mỏi khó thở về đêm
Sự thay đổi nội tiết tố cơ thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng chị em phụ khó thở trong thời gian mang thai. Ở giai đoạn đầu thai kỳ, lượng hormone estrogen trong cơ thể tăng mạnh, tuy đây là biểu hiện bình thường nhưng cũng có thể làm bà bầu bị khó thở, đăc biệt là lúc về đêm và chị em phải nỗ lực hít thở sâu mới thoải mái được.
Khi thai nhi càng lớn lên đồng nghĩa với việc tử cung càng lớn, tạo áp lực phía dưới cơ hoành. Bộ phận này hoạt động kết hợp với phổi để đưa không khí vào trong. Khi gặp áp lực đè nén, khả năng cơ hoành mở rộng bị hạn chế và gây nên tình trạng khó thở.
Thiếu máu trong thời gian mang thai và vấn đề thường xuyên xảy ra đối với chị em mang thai. Nếu thiếu máu trở nên nghiêm trọng thì chị em sẽ có cảm giác khó thở.
Đồng thời, thông thường, bà bầu khó thở khi nằm vì lúc này áp lực của tử cung lớn hơn so với khi ngồi hoặc đứng. Do đó mà lúc ngủ về đêm mẹ hay có cảm giác khó chịu, tức ngực và khó thở.
Bà bầu khó thở phải làm sao?
Hiện tượng khó thở ở bà bầu không phải hiếm gặp, để đảm bảo an toàn, khi bà bầu bị khó thở, tim đập nhanh thì cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng nhất.
Đầu tiên, mẹ bầu hãy chọn cho mình những bộ trang phục thoải mái, rộng thoáng để giúp bạn dễ thở hơn. Khi mang thai chị em đừng nên mặc quần áo chật hay ôm sát vì như vậy sẽ cản trở hô hấp của mình.
Thứ hai, cần tạo cho mình tư thế ngồi chuẩn khi cố gắng ngồi thẳng, đẩy vai về phía sau để cho lượng không khí vào phổi sẽ nhiều hơn. Phổi lúc này sẽ được mở rộng và giảm đi áp lực ở cơ hoành. Giữ lưng thẳng trong cả trường hợp bạn đang đứng hoặc đi lại nữa nhé.
Thứ ba, khi ngủ vào ban đêm, mẹ cần kê thêm vài chiếc gối nhỏ ở phần lưng trên để tránh cho áp lực của thai nhi chèn lên phổi gây khó thở.
Đồng thời, lúc đang nghỉ ngơi hãy mở cửa sổ để lượng không khí tràn đầy, giảm bí bách và giúp mẹ cảm thấy thoải mái để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Vài lưu ý khi thấy mẹ bầu khó thở
Dù ban đêm hay ban ngày, nếu như mẹ bị khó thở và đi kèm với da chân chuyển sang màu đỏ, sưng to, bị sốt và ho có đờm xanh hoặc cảm thấy khó thở đột ngột chỉ trong vài phút thì đây là những biểu hiện khá nguy hiểm. Khi gặp vấn đền này, các mẹ hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm nhất.
Khó thở không phải là hiện tượng hiếm gặp, nó cũng có thể là triệu chứng của một vài căn bệnh khác nhau như suyễn, đau ngực, ho, sốt,... Bởi vậy, để đảm bảo an toàn, các mẹ hãy chú ý bảo vệ sức khỏe cơ thể tốt nhất bằng cách ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc nặng trong thời gian mang thai nhé. Đặc biệt, đừng quên khám thai định kỳ để biết rằng thai nhi đang phát triển khỏe mạnh và đều đặn.
Như vậy dù bà bầu bị khó thở về đêm không là biểu hiện đáng lo nhưng chị em cần có biện pháp cải thiện để hạn chế ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe. Hy vọng qua bài viết này mẹ đã biết cách làm gì khi bị khó thở rồi. Hãy lưu lại để kịp thời áp dụng nhé.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.