Cách điều trị hiệu quả chứng đau bụng ngộ độc ngay tại nhà
Nội dung bài viết
Đau bụng ngộ độc thực phẩm
Đau bụng là triệu chứng cơ bản có liên quan đến hệ tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Thông thường cơn đau không kéo dài và chủ yếu là do nhiễm trùng ở đường tiêu hóa hay rối loạn tiêu hóa nhẹ.
Tuy nhiên đau bụng ngộ độc là bệnh mắc phải sau khi ăn những thức ăn bị nhiễm một trong những tác nhân gây hại như vi sinh vật, hóa chất hoặc các vật lạ trong thức ăn.
Các biểu hiện thường gặp của ngộ độc thực phẩm là buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng quằn quại. Một số khác còn kèm theo triệu chứng nhức đầu và sốt. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tử vong.
Đau bụng ngộ độc thức ăn nên làm gì?
Ngộ độc thực phẩm thường không nghiêm trọng và người bệnh sẽ dần hồi phục sức khỏe chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp diễn biến nặng và tình trạng đau bụng kéo dài. Do đó người bệnh tuyệt đối không được chủ quan và cần theo dõi thường xuyên.
Khi phát hiện bị ngộ độc thì việc đầu tiên cần làm đó là gây nôn cho bệnh nhân. Điều này giúp người bệnh nôn ra hết lượng thức ăn đã ăn vào. Lúc này, cơ thể sẽ mất nước nên bổ sung lượng nước bị hao hụt bằng cách uống nhiều dung dịch oresol, nước cam, nước dừa,... sau mỗi lần nôn hay đi ngoài.
Trường hợp bệnh trở nên nặng như đi ngoài ra máu, sốt cao, mất nước nặng, mạch đập nhanh, co giật thì cách tốt nhất nên đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu đau bụng ngộ độc
Buồn nôn
Người bệnh sau khi ăn hoặc uống thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ hoặc sau một ngày) bắt đầu buồn nôn và nôn ngay. Sau khi nôn hết thực phẩm đã ăn/uống trước đó, thì người bệnh tiếp tục có dấu hiệu nôn khan liên tiếp sau vài giờ liền.
Đau bụng
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của chứng đau bụng ngộ độc đó là co cứng bụng và tiêu chảy. Một số người bị tiêu chảy ra máu nếu ngộ độc do vi khuẩn Shigella, Salmonella, Campylobacter hoặc vi khuẩn E. coli gây ra. Ngoài ra còn có các triệu chứng đi kèm phổ biến khác như tiếng ùng ục trong bụng hoặc đầy hơi, chướng bụng.
Người già và trẻ em thường xuất hiện những triệu chứng nặng hơn vì hệ miễn dịch yếu. Khi bị tiêu chảy nhiều lần sẽ dẫn đến hiện tượng mất nước và chất điện giải đe dọa đến tính mạng.
Sốt và đau khắp người
Ngoài những triệu chứng đau bụng, nôn mửa... nêu trên, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu nóng lên và có hiện tượng như cảm cúm. Nếu người bệnh bị sốt hoặc nhiệt độ tăng lên 40 độ, cần thăm khám bác sĩ ngay để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm về sau.
Cách chữa đau bụng ngộ độc thức ăn
Cách chữa đau bụng ngộ độc thức ăn bằng gừng và mật ong
Cách chữa đau bụng ngộ độc thức ăn bằng gừng và mật ong được nhiều người áp dụng. Bởi 2 nguyên liệu tự nhiên này có tính ấm và hỗ trợ tốt trong việc giảm đau bụng. Đồng thời giúp xoa dịu cơn đau trong bao tử.
Cách thực hiện: Đầu tiên thái mỏng vài lát gừng rồi giã nhuyễn. Sau đó trộn chung với 1 thìa mật ong nguyên chất và cho người bệnh ngậm nuốt từ từ khoảng 15 phút.
Tỏi cải thiện tình trạng ngộ độc thức ăn
Tinh chất dịch tỏi có khả năng chống nấm, chống khuẩn và giảm viêm nhiễm hiệu quả. Đặc biệt nhất là tính kháng sinh tự nhiên giúp khắc phục tình trạng đau bụng khi ngộ độc thức ăn ở mức độ nhẹ.
Mỗi ngày người bệnh chỉ cần nhai từ 2 - 3 tép tỏi tươi hoặc ăn cùng với cơm để cải thiện hệ tiêu hóa, giảm đau bụng. Đồng thời ngăn chặn tiêu chảy. Ngoài ra có thể thực hiện theo cách khác đó là dùng dầu tỏi trộn với dầu đậu tương rồi thoa đều lên vùng bụng bị đau.
Sữa chua hỗ trợ điều trị chứng ngộ độc thức ăn
Sữa chua chứa nhiều men vi sinh thúc đẩy hệ tiêu hóa hồi phục và hoạt động tốt hơn. Đặc biệt giúp tiêu diệt hết các vi khuẩn gây hại nhờ lượng lớn lợi khuẩn.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 hũ sữa chua và 1 thìa hạt cỏ cà ri. Sau đó trộn 2 nguyên liệu trên lại với nhau rồi cho người bệnh nuốt mà không nhai hạt. Cách này cải thiện nhanh chóng triệu chứng buồn nôn và đau bụng.
Cách chữa đau bụng ngộ độc thực phẩm bằng chanh
Phần lớn trường hợp đau bụng ngộ độc thức ăn là do nhiễm khuẩn và nhiễm vi trùng. Trong khi đó nước chanh có tính axit giúp tiêu diệt bớt các tác nhân gây hại này. Đặc biệt lượng viamin C cao có trong chanh còn đóng vai trò cung cấp năng lượng và cải thiện sức đề kháng cho người bệnh.
Mỗi ngày pha từ 1 - 2 cốc nước chanh ấm để uống. Lưu ý, ăn no trước khi uống nước chanh để tránh bị cồn cào và xót ruột.
Những thực phẩm nên tránh khi bị ngộ độc thực phẩm
Người bệnh cần chú ý hạn chế những thực phẩm sau để tránh trường hợp làm cho tình trạng sức khỏe ngày càng xấu hơn:
Các sản phẩm làm từ sữa: Khi dạ dày đang bị tổn thương, cơ thể tạm thời không dung nạp lactose - một chất có trong sữa.
Thức ăn cay, nóng hoặc chứa nhiều chất béo: Những thực phẩm này có khả năng làm rối loạn dạ dày. Ngoài ra, cũng nên loại bỏ các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như hạt, ngũ cốc, cam quýt và trái cây có vỏ,... vì chúng sẽ gây áp lực lên dạ dày người bệnh.
Cà phê và rượu: Cả hai loại đồ uống này làm cho cơ thể thường xuyên di tiểu tiện, có nguy cơ gây mất nước.
Cách phòng chống chứng đau bụng ngộ độc thực phẩm
- Hạn chế ăn các loại thức ăn sống thay vào đó là chế độ ăn chín uống sôi.
- Lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống, đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Vứt bỏ các thực phẩm bị ôi thiu, ẩm mốc hay các loại thực phẩm có chứa chất độc như cá nóc, khoai tây mọc mầm,...
- Đối với thức ăn chín nên đựng ở trong bát đĩa sạch cách riêng với những thực phẩm sống.
- Không để ruồi đậu vào thức ăn bằng cách đậy lồng bàn.
- Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Sử dụng nguồn nước phải đảm bảo sạch và không bị ô nhiễm.
- Uống nước đun sôi để nguội
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về triệu chứng đau bụng ngộ độc thực phẩm cũng như cách điều trị hiệu quả. Do đó người bệnh cần theo dõi kỹ tình hình sức khỏe của mình để nhanh chóng áp dụng phương pháp chữa trị kịp thời nhất.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....