Đau nhức chân tay đa phần xuất hiện ở thời điểm cuối ngày, vào ban đêm hoặc sáng thức dậy. Triệu chứng thường thấy là chân tay tê bì, nhức mỏi khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và uể oải.

Tình trạng này gặp nhiều ở người ít vận động, người cao tuổi và người có vấn đề liên quan đến xương khớp. Nếu không thăm khám và điều trị kịp thời sẽ khiến cho cơ thể bị suy nhược, chán ăn, mất ngủ,…

Đau nhức chân tay là triệu chứng mà nhiều người thường gặp - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây đau nhức chân tay

Đau nhức chân tay khiến cho bắp tay hay đùi, bắp chân có cảm giác mỏi, tê nhức và đôi lúc xuất hiện chứng chuột rút. Tuy điều này không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hàng ngày của cơ thể như đi lại, chạy nhảy hay tập thể dục,… Vì thế hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để có biện pháp phòng ngừa hợp lý:

  • Cơ thể thiếu canxi và vitamin D dễ gây tình trạng loãng xương và đau nhức chân tay
  • Có tiền sử về một số bệnh lý về cơ xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị địa đệm, đau thần kinh tọa,…
  • Phụ nữ sau sinh thường mắc phải do chăm sóc em bé với những động tác như bế, ôm cho con ăn và bú,… Tất cả những hoạt động đó làm cho người mẹ cảm thấy đau nhức chân tay
  • Thừa cân, béo phì khiến cho trọng lượng cơ thể dồn vào các khớp gối và khớp bàn chân dễ khiến cơ thể bị đau nhức
  • Thay đổi thời tiết, nhất là vào mùa lạnh do lượng máu lưu thông hạn chế nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp cùng các cơ vùng chân.
  • Tập luyện những động tác quá mạnh ở cơ tay và cơ chân
  • Ngồi một chỗ quá lâu và không vận động khiến chân tay dễ bị tê nhức
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Đau nhức chân tay về đêm
  • Đau nhức lòng bàn tay bàn chân
  • Đau nhức chân tay sau khi uống bia

Điều trị đau nhức khớp tay chân

Thuốc tây

Khi cơ thể xuất hiện tình trạng đau nhức chân tay thì cách điều trị tốt nhất đó là sử dụng thuốc. Một số loại thuốc giảm đau phổ biến hiện nay là Paracetamol và Aspirin. Các loại thuốc này thường có tác dụng nhanh chóng đối với tình trạng đau nhức chân tay.

Áp dụng thuốc tây chỉ giảm cơn đau tạm thời - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên trên thực tế, các loại thuốc trên chỉ tập trung điều trị vào biểu hiện bên ngoài mà không chữa từ nguyên nhân gây bệnh. Vì thế, bệnh chỉ được điều trị tạm thời mà không dứt điểm nên có khả năng lớn sẽ tái phát trở lại.

Đông y

Một phương pháp điều trị hiệu quả mà đang được nhiều người áp dụng đó là các bài thuốc đông y. Khác với tây y trong quá trình điều trị, đông y có khả năng chữa cả triệu chứng bên ngoài lẫn căn nguyên gây bệnh từ bên trong.

Một số thành phần chính thường được sử dụng như các vị khương hoàng, đăng sâm, khương phụ, ô dược,… giúp hỗ trợ quá trình lưu thông máu. Đồng thời tăng cường độ bền cho thành tĩnh mạch. Nhờ đó, máu không còn bị ứ đọng mà được thông suốt trở lại và tránh được tình trạng đau nhức xảy ra.

Kết hợp xoa bóp và châm cứu

Xoa bóp giúp tĩnh mạch được thông suốt và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng dầu nóng để xoa bóp khi bị đau nhức chân tay vì có thể khiến cho tĩnh mạch bị giãn và máu bị đông. Càng thoa nhiều dầu nóng càng khiến cho cơn đau nặng hơn sau đó.

Người bệnh nên dùng mật ong để làm dung dịch xoa bóp chân tay hoặc ngâm chân vào nước muối ấm khoảng 15 phút để giúp chân được thư giãn đồng thời giảm đau hiệu quả.

Châm cứu là phương pháp điều trị chứng đau nhức chân tay hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Khi chân tay gặp phải tình trạng co cứng, hãy dùng bắp tay co mạnh vào bắp chân khoảng 20 giây, cơn đau sẽ dịu đi nhanh chóng. Tiếp đó, thực hiện động tác co duỗi 2 chân và đứng lên ngồi xuống để thư giãn chân. Khi áp dụng những động tác này nhớ uống thêm nước để cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.

Dùng mật ong và chanh

Phương pháp này tuy không được dụng phổ biến như những cách trên nhưng mật ong kết hợp với chanh cũng là biện pháp giảm đau nhức chân tay vô cùng hiệu quả. Theo các nghiên cứu cho thấy chanh có tác dụng trong việc điều trị viêm khớp. Vỏ chanh có tính sát trùng, chống viêm cực mạnh và làm dịu cơn đau từ các dây thần kinh.

Cách thực hiện: Dùng 1 chén nước ấm nhỏ pha với 2 thìa cà phê mật ong và nửa trái chanh. Sau đó khuấy đều cho mật ong và chanh tan hết rồi dùng hỗn hợp này thoa đều lên bắp chân, tay. Kết hợp massage nhẹ nhàng khoảng 15 phút cho ngấm sâu vào da giảm cơn đau nhanh chóng.

Chườm đá

Đây là phương pháp giảm nhanh cơn đau nhức tay chân đơn giản và hiệu quả có thể áp dụng ngay tại nhà. Đặc biệt có khả năng tiêu sưng và làm tan máu đông mà không gây tác dụng phụ.

Chườm đá bắp chân giúp giảm đau nhanh chóng - Ảnh minh họa: Internet

Cách thực hiện: Chuẩn bị vài viên đá lạnh, sau đó bọc vào khăn vải hoặc túi sạch. Tiến hành chườm nhẹ nhàng lên chỗ đau và giữ nguyên trạng thái khoảng 15 phút. Trong lúc chườm đá nhớ chú ý nhấc chân lên cao một chút.

Đau nhức chân tay khi mang thai

Mẹ bầu khi mang thai cũng rất dễ gặp phải trường hợp đau lưng nhức mỏi tay chân vì một số nguyên nhân cơ bản sau:

Tăng cân đột ngột trong thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai bà bầu dễ dàng cảm nhận được bụng ngày một lớn dần. Điều đó đồng nghĩa với việc trọng lượng cơ thể cũng tăng lên đáng kể. Kết quả là các dây thần kinh, dây chằng bị nới lỏng ra để chịu được áp lực và giúp nâng đỡ cơ thể của người mẹ.

Bà bầu cũng thường mắc phải tình trạng đau nhức chân tay - Ảnh minh họa: Internet

Vì thế, thời điểm này thường xuất hiện các triệu chứng đau nhức chân tay. Ban đầu có thể chỉ đơn giản là mỏi vai, đau lưng nhưng dần dần sẽ có cơn đau chân về đêm. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục, bà bầu cần thăm khám bác sĩ để theo dõi và điều trị kịp thời.

Vận động sai tư thế

Bụng bầu càng lớn khiến cho quá trình vận động của bà bầu trở nên khó khăn hơn. Do đó việc đi đứng hay ngủ sai tư thế như thường xuyên nằm nghiêng 1 bên là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau nhức chân tay.

Phòng ngừa tình trạng đau nhức chân tay

Bên cạnh đó, việc phòng ngừa những cơn đau nhức xuất hiện cũng là một cách hay để có được một sức khỏe tốt. Cụ thể như:

Chế độ dinh dưỡng

Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, café, rượu, thuốc lá,… Đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều chất béo không có lợi hoặc chất bảo quản từ thức ăn nhanh, đồ hộp, đồ ăn chế biến sẵn,… để ngăn ngừa tình trạng thất thoát canxi trong cơ thể.

Bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất (magie, kali,…) như tôm, cua, các loại hải sản và xương sườn từ heo, bò, gà. Các loại rau xanh như cải xoong, bắp cải, rau bina, bông cải xanh, đậu cove, rong biển, đậu nành, sữa cùng các chế phẩm làm từ sữa,… giúp nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe. Đồng thời phòng tránh hiệu quả nguy cơ loãng xương và các bệnh lý về xương khớp khác.

Xây dựng chế độ ăn hợp lý và khoa học - Ảnh minh họa: Internet

Ăn nhiều các thực phẩm chứa vitamin D như thịt, cá, gan bò, hàu, nấm, ngũ cốc, sữa chua,… kết hợp với tắm nắng sớm khoảng 15 phút mỗi ngày để giúp cơ thể tổng hợp đầy đủ lượng vitamin D3. Đặc biệt là tăng khả năng hấp thụ canxi vào cơ thể.

Uống đủ nước mỗi ngày (ít nhất là 2 lít) để cung cấp lượng nước cho cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất và điều hòa cơ thể. Ngoài ra còn giảm đau nhức chân tay hiệu quả.

Sinh hoạt và rèn luyện

  • Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc và tránh làm việc quá sức gây áp lực hoặc căng thẳng dẫn đến tình trạng stress kéo dài.
  • Tập thói quen sinh hoạt lành mạnh, thư giãn tinh thần và tránh xa các chất kích thích.
  • Tắm nước nóng để cơ thể cảm thấy thoải mái và thư giãn
  • Vận động và tập thể dục ở mức độ vừa phải, phù hợp với sức khỏe
  • Thường xuyên áp dụng các bài tập yoga hoặc ngồi thiền. Mỗi ngày nên tập luyện khoảng 60 phút cùng các bộ môn như đi bộ, bơi lội,…
  • Xoa bóp chân, tay và vai sau thời gian làm việc dài.
  • Giữ ấm cho cơ thể vào những lúc thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh
  • Tránh ngồi xổm quá lâu hoặc lao động mang vác đồ nặng.

Những thông tin về chứng đau nhức chân tay trong bài viết trên có thể giúp nhiều người hiểu rõ hơn về tình trạng này. Đặc biệt là biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời để có được một sức khỏe thật tốt.