Đối với dân tộc ta, chữ Hiếu được xem là một trong những thước đo phẩm chất của con người. Và một trong những cách thể hiện cho tròn chữ Hiếu đó là việc thờ cúng tổ tiên, ông bà.

Đồng thời, việc làm này còn cho thấy được tấm lòng biết ơn của người còn sống đối với tiền nhân – những người đã có công sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ mình nên người. 

Vì vậy, dưới đây là cách cúng và bài văn khấn cúng mời ông bà về ăn Tết chuẩn nhất mà gia chủ bắt buộc phải nhớ để thể hiện sự tôn kính tuyệt đối của mình đối với vong linh những vị tổ tiên trong gia đình.

Cách cúng rước ông bà về ăn Tết Kỷ Hợi

Tục rước ông bà của người Việt Nam từ xa xưa đã rất cầu kỳ. Vào buổi trưa hay xế chiều, các thành viên trong gia đình sẽ bày biện trên bàn thờ mâm cơm, mâm ngũ quả, bình hoa, các loại bánh mứt, trà, rượu...vv.

Có hai loại không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết là bánh tét và dưa hấu hoặc bưởi. Tiếp đó, mâm cơm rước ông bà ngày Tết thường phải có các món như thịt kho hột vịt, khổ qua hầm, gà luộc xé phai, cá hấp, đồ xào,…vv.

Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà các loại thức ăn trên mâm cơm cúng rước ông bà có thể khác nhau nhưng có một món không thể thiếu, đó là món thịt kho hột vịt.

Mâm cơm rước ông bà ngày Tết thường phải có các món như thịt kho hột vịt, khổ qua hầm, gà luộc xé phai, cá hấp, đồ xào,…vv - Ảnh minh họa: Internet

Đặc biệt, mâm ngũ quả được trưng bày trên bàn thờ rước ông bà phải có đủ năm loại trái cây. Việc chọn các loại trái cây cũng có sự khác nhau theo từng vùng. Có nơi dùng màu sắc để thể hiện quan niệm tốt lành của mình trong ngày Tết như màu xanh tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, màu vàng tượng trưng cho sự no ấm, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn.

Có nơi lại dùng ý nghĩa tên gọi của từng loại quả để thể hiện ước vọng của mình trong ngày xuân như ở Nam bộ mọi người thường dùng tên gọi của các loại trái cây để thể hiện mong ước của mình như mãng cầu, chùm sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài. Bởi ai cũng muốn gửi gắm một ước mơ đơn sơ là cầu sung vừa (dừa) đủ xài (xoài).

Ở Nam bộ, mọi người thường dùng tên gọi của các loại trái cây để thể hiện mong ước của mình như mãng cầu, chùm sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài - Ảnh minh họa: Internet

Sau khi mọi lễ vật được chuẩn bị tươm tất, chủ nhà hoặc người lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ bắt đầu thủ lễ, dâng hương, vái lạy, rót rượu mời tổ tiên và báo cáo ngày hôm sau là Tết Nguyên Đán, mời ông bà cùng về chung vui với con cháu.

Tiếp theo, tất cả các thành viên trong nhà đều phải khấn vái, cúng lạy ông bà. Đến khi các cây nhang cúng đã tàn được khoảng hai phần ba, gia chủ sẽ dọn thức ăn trên bàn thờ ra bàn ăn.

Tất cả thành viên trong gia đình thường ngồi quây quần bên mâm cơm sum họp, tiễn năm cũ đi, đón năm mới đến, trong không khí phấn khởi, ấm cúng tràn ngập niềm vui và tiếng cười. 

Ngoài ra, cần lưu ý sau lễ rước ông bà, để các cụ luôn ở trong nhà cùng con cháu thì gia chủ không nên để hương tắt.

Sau lễ rước ông bà, để các cụ luôn ở trong nhà cùng con cháu thì gia chủ không nên để hương tắt - Ảnh minh họa: Internet

Bài văn khấn cúng rước ông bà về ăn Tết

Hôm nay, ngày.... tháng.... năm...

Tại: ....

Tín chủ con là..... cùng với toàn gia kính bái...

Nay nhân ngày....

Kính cẩn sắm một lễ gồm... gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:

Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của....

Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Kính cẩn thưa rằng: Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.

Kính cáo: thô, địa, chư vị linh thần.

Kính mời: Vong linh tiên tổ về với gia đìnhđể cháu con phụng sự.

Cẩn cáo!

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.