Lá lốt có hình dáng giống lá trầu không nhưng có màu sáng bóng, thường được dùng để chế biến món ăn. Trong Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm với nhiều tác dụng: Khử hàn, giảm đau, làm mạnh gân xương. Tác dụng chữa bệnh của cây lá lốt được phổ biến rộng rãi trong dân gian, được nhiều người áp dụng. Dưới đây là những tác dụng của lá lốt.

Trong Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm với nhiều tác dụng: Khử hàn, giảm đau, làm mạnh gân xương - Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của lá lốt

Công dụng của lá lốt chữa đau khớp

Dùng lá lốt ngâm chân

Dùng lá lốt ngâm chân là cách làm phổ biến, không chỉ mang lại hiệu quả giảm đau mà còn giúp diệt các vi khuẩn, nấm mốc ở chân.

Tác dụng của ngâm chân với lá lốt ngâm chân là giảm đau nhức do các bệnh về khớp gây ra - Ảnh minh họa: Internet

Dùng cây lá lốt (chọn cây già), chặt nhỏ từ 5-10cm, cho 100g vào 1 lít nước nấu sôi khoảng 15 phút. Đợi nước ấm thì cho chân vào ngâm tới khi nước nguội mới thôi (khoảng 30 phút). Mỗi ngày làm 1 lần liên tục 5-7 ngày.

Tác dụng của ngâm chân với lá lốt ngâm chân là giảm đau nhức do các bệnh về khớp gây ra. 

Uống nước lá lốt

Uống nước lá lốt cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị đau khớp. Dùng 5-10 gam lá lốt phơi khô (nếu lá tươi thì dùng 15-30 gam), sắc với 2 chén nước còn 1/2 chén rồi uống trong ngày. Nên uống nước lá lốt khi còn ấm và dùng sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày, sau đó ngưng 1 tuần rồi tiếp tục uống trở lại.

Uống nước lá lốt cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị đau khớp - Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của nước lá lốt là đào thải độc tố, giúp giảm đau khớp hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể uống nước rễ cây lá lốt. Tác dụng của rễ cây lá lốt cũng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau do bệnh viêm khớp.

Lá lốt ngâm rượu

Cây lá lốt ngâm rượu để sử dụng là một trong những cách được rất nhiều người dùng. Cách làm này phối hợp giữa lá lốt và rượu nên mang lại hiệu quả điều trị rất tốt. Dùng rượu cây lá lốt để xoa bóp chữa đau lưng rất hiệu quả.

Công dụng của lá lốt ngâm rượu: Giảm các triệu chứng đau lưng do viêm khớp, nhức mỏi do lao động quá sức hay chấn thương - Ảnh minh họa: Internet

Dùng một đoạn cây lá lốt từ 2-4m, gồm cả thân, rễ, sau đó rửa sạch, băm thành đoạn nhỏ khoảng 3cm rồi đem phơi khô, ngâm với 1 lít rượu trắng. Rượu cây lá lốt để khoảng một tháng để các tinh chất có trong cây hòa vào với rượu là có thể sử dụng được. Khi dùng, đổ rượu ra lòng bàn tay rồi xoa lên vùng lưng bị đau, vừa xoa vừa đấm bóp.

Công dụng của lá lốt ngâm rượu: Giảm các triệu chứng đau lưng do viêm khớp, nhức mỏi do lao động quá sức hay chấn thương.

Tác dụng của lá lốt chữa đau răng

Lá lốt chứa nhiều tinh dầu với thành phần chính là benzylacetat có tính kháng khuẩn cao, giúp giảm sưng, tiêu viêm, hạn chế đau nhức răng khá hiệu quả. Khi bị đau nhức răng do sâu răng, viêm nhiễm vùng nướu, lợi, nhức răng do mọc răng khôn,... bạn có thể dùng  lá lốt để cải thiện tình trạng.

Lá lốt chứa nhiều tinh dầu với thành phần chính là benzylacetat có tính kháng khuẩn cao, giúp giảm sưng, tiêu viêm, hạn chế đau nhức răng khá hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Đặc biệt, do tính chất lành tính nên bà bầu nhức răng cũng có thể dùng lá lốt để chữa, vừa hiệu quả lại an toàn đến sức khỏe mẹ và bé. 

Cách thứ nhất: Dùng 1 nắm lá lốt nấu sôi hoặc giã nhuyễn rồi hòa với 1 lít nước, thêm muối, khuấy đều. Gạn lấy nước trong rồi dùng súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 4-5 phút. 

Cách thứ 2: Lấy một nắm rễ lá lốt giã nát và thêm một nhúm muối. Chắt lấy nước cốt và lấy tăm bông chấm vào chỗ răng đau, thực hiện ngày vài lần. Hoặc ngậm 2 - 3 phút và súc miệng bằng nước muối. Làm ngày 2 - 3 lần sẽ thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt.

Cách thứ 3: Lấy khoảng 1 nắm lá lốt sắc cùng nước và ít muối ăn. Sau đó, gạn lấy nước dùng súc miệng nhiều lần trong ngày sẽ giảm đau nhức.

Tác dụng của lá lốt chữa viêm xoang

Theo y học Cổ truyền, lá lốt vị cay, mùi thơm, tính rất ấm, có tác dụng trừ thấp, ấm bụng, tiêu thực và hạ khí trừ hôi tanh. Do đó, loại cây này thường được dân gian dùng để chữa viêm xoang.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, lá lốt chứa tinh dầu piperin và piperidin, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Viện Y học dân tộc đã có nghiên cứu cho thấy lá lốt sau khi giã dập có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, trong đó có viêm xoang.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, lá lốt chứa tinh dầu piperin và piperidin, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm - Ảnh minh họa: Internet

Bạn có thể giã lấy nước cốt lá lốt rồi hòa với một ít muối rồi nhỏ mũi hay xông hơi bằng lá lốt để chữa bệnh viêm xoang.

Tác dụng của lá lốt trong việc chữa bệnh viêm xoang mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng chỉ áp dụng trong các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Đối với các trường hợp bệnh lâu năm nên được điều trị chuyên khoa và kết hợp các bài thuốc chữa bệnh như thảo dược thiên nhiên để điều trị bệnh dứt điểm.

Tác dụng của lá lốt chữa bệnh phụ khoa

Một trong những tác dụng của lá lốt không thể không kể đến là chữa bệnh viêm phụ khoa thông thường với các triệu chứng ngứa vùng kín, khí hư ra nhiều và có mùi hôi khó chịu,… Khi gặp tình trạng trên, có thể dùng lá lốt để chữa.

Một trong những tác dụng của lá lốt không thể không kể đến là chữa bệnh viêm phụ khoa thông thường với các triệu chứng ngứa vùng kín, khí hư ra nhiều - Ảnh minh họa: Internet

Dùng 50 gam lá lốt, 40 gam nghệ, 20 gam phèn chua, cho nguyên liệu vào xoong, đổ ngập nước rồi nấu khoảng 20 phút. Sau đó, gạn lấy một phần nước trong, đợi nguội thì dùng để rửa âm đạo. Tiếp tục nấu sôi phần còn lại và dùng  để xông âm đạo. Bạn có thể xông nhiều lần nhưng chỉ dùng trong ngày.

Tác dụng của lá lốt với bà bầu

Mẹ bầu ăn lá lốt có thể cải thiện tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn - Ảnh minh họa: Internet

Theo dân gian, mẹ bầu ăn lá lốt có thể cải thiện tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn. Một số người cho rằng ăn lá lốt trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp lượng sữa tiết ra nhiều hơn.

Tác dụng của lá lốt với da mặt 

Nhờ lượng chất xơ và hợp chất phenol dồi dào, lá lốt có khả năng loại bỏ vi khuẩn gây mụn, giảm sắc tố melanin gây nám, sạm da, giúp nuôi dưỡng làn da trở nên săn chắc, khỏe mạnh hơn.

Nhờ lượng chất xơ và hợp chất phenol dồi dào, lá lốt có khả năng loại bỏ vi khuẩn gây mụn - Ảnh minh họa: Internet

Bạn có thể dùng mặt nạ lá lốt để trị mụn, trị nám và kích thích sản sinh collagen, chống lại quá trình lão hóa, giúp làn da luôn tươi trẻ.

Tác dụng của lá lốt với trẻ nhỏ

Trẻ ra mồ hôi trộm là tình trạng thường xảy ra và là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp như viêm họng, cảm, ho, sổ mũi, về lâu dài cơ thể trẻ còn có thể bị suy kiệt. Cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt là bài thuốc dân gian được sử dụng rộng rãi, dễ làm tại nhà và rất hiệu quả.

Cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt là bài thuốc dân gian được sử dụng rộng rãi, dễ làm tại nhà và rất hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Dùng 100 gam lá lốt nấu với 1 lít nước rồi cho trẻ uống hàng ngày thay nước lọc để trị ra mồ hôi trộm. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ liên tục toát mồ hôi, suy dinh dưỡng kéo dài mãi thì hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị.

Tác dụng của lá lốt với đàn ông

Lá lốt giúp tăng cường sinh lý ở nam giới - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài có tác dụng trong các trường hợp trên đây, lá lốt còn giúp tăng cường sinh lý ở nam giới. Các nghiên cứu cho thấy, lá lốt chứa nhiều ancaloit, có tác dụng cải thiện sinh lý nam giới, tăng cường chất lượng chuyện ấy.