Tiến sĩ tâm lý học John Gottman là người có thể dự đoán chính xác đến 91% liệu một mối quan hệ nào đó có đang sắp kết thúc hay không. Tiên đoán của ông dựa trên việc quan sát cách mà hai người trong mối quan hệ tranh cãi. Sau khi dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu về mối quan hệ của các cặp đôi, tiến sĩ Gottman đã nhận thấy rằng những cặp sắp chia tay thường có xu hướng tranh cãi theo 4 cách cụ thể dưới đây mà ông gọi là “4 con đường tận thế của tình yêu”.

Chỉ trích

Chỉ trích là một cách giải quyết vấn đề trong đó một người sẽ công kích và đổ lỗi tất cả mọi việc cho người khác. Khi bạn chỉ trích người bạn đời của mình, bạn đang đưa ra ngụ ý rằng ở họ có một điều gì đó sai trái và không thể thay đổi, đặc biệt là bởi do những lời chỉ trích thường đi kèm với các từ như “luôn luôn” hay “không bao giờ”. Điều này khiến cho người bạn đời cảm thấy bị công kích đồng thời bị chối bỏ và họ không còn cách nào khác để đáp lại ngoài việc phòng thủ. Nếu bạn nhận thấy bản thân hay nói những câu như “Anh không bao giờ quan tâm” hoặc “Em luôn luôn ích kỷ như vậy”, bạn rất có khả năng là người thường xuyên chỉ trích người khác.

Nếu muốn thay đổi hành vi này, các nhà tâm lý học tại Viện Gottman khuyên bạn nên sử dụng các biện pháp sau:

  • Mô tả lại tình huống hiện tại mà không phán xét (không sử dụng từ “luôn luôn” hay “không bao giờ”)
  • Bày tỏ rõ ràng nhất có thể về cảm giác của bạn trong chuyện này
  • Đưa ra yêu cầu những gì bạn cần theo một cách tích cực

Lưu ý rằng mặc dù đây không phải là dấu hiệu dự báo rằng các bạn sắp chia tay, nhưng nó vẫn là một con con ngựa chiến nguy hiểm bởi vì nó mở đường cho con ngựa chiến chết chóc nhất – sự khinh thường.

Khinh thường

Trong 4 thập kỷ nghiên cứu của mình, tiến sĩ Gottman nhận thấy rằng sự khinh thường là yếu tố tiên đoán chính xác số một về khả năng ly hôn. Khi bạn giao tiếp với thái độ khinh thường, bạn thực sự đối xử rất tệ với bạn đời của mình mà mục đích chính là để bày tỏ sự không tôn trọng. Nếu bạn hay có hành động chế nhạo, mỉa mai, gọi tên và đảo mắt thì bạn là người thường xuyên có thái độ khinh thường. Điều này rất có hại vì nó khiến người bạn đời cảm thấy mình vô dụng, không có giá trị và ảnh hưởng sâu sắc tới họ đến mức các nghiên cứu phát hiện ra rằng nó làm suy yếu hệ thống miễn dịch của họ.

Biện pháp hóa giải cho hành vi này bao gồm 2 việc dưới đây:

  • Lần tới khi tranh cãi, bạn và người ấy nên hạn chế không chấp nhận đối với những nhận xét và hành vi thể hiện thái độ khinh thường
  • Xây dựng văn hóa biết trân trọng. Sự khinh thường xuất hiện khi một người tập trung vào những phẩm chất mà họ không thích ở người bạn đời, vì vậy bạn cần làm điều hoàn toàn ngược lại với nó. Hãy tập trung vào những điều bạn trân trọng về người ấy và mỗi ngày viết ra những điều mà bạn cảm thấy biết ơn trong mối quan hệ này với họ.

Phòng thủ

Con đường thứ ba giết chết mối quan hệ là sự phòng thủ, nó thường là phản ứng đáp lại với những lời chỉ trích. Hành động này cho thấy rằng bạn đang bao biện và đóng vai nạn nhân vô tội, thậm chí đôi khi đổ lỗi cho đối phương để họ chịu rút lui. Tuy nhiên, làm như thế không đến mang lợi ích gì cả và cũng có không hiệu quả, bởi vì những lời bào chữa của bạn chỉ gửi một thông điệp rằng bạn không coi trọng những gì bạn đời đang quan ngại và bạn không muốn chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Nếu bạn thường nói những câu đại loại như “Tôi không có làm gì sai” hoặc “Đó không phải lỗi của tôi, đó là lỗi của em” thì khả năng cao bạn là người hay phòng thủ. Nếu muốn thay đổi thái độ này, bạn nên thử sử dụng phương pháp dưới đây do Viện Gottman đề xuất:

  • Dành một chút thời gian để chủ động lắng nghe bạn đời của bạn
  • Hãy chịu trách nhiệm khi bạn thấy mình nên làm thế
  • Nói lời xin lỗi một cách chân thành

Tạo khoảng cách

Tạo khoảng cách là hành động thỉnh thoảng sẽ phát sinh khi sự tiêu cực của 3 con đường tử thần đầu tiên tích tụ đến mức trở nên không chịu đựng nổi. Đó là khi bạn tạo ra một bức tường ngăn cách giữa bạn và người bạn đời bằng cách rút lui khỏi cuộc tranh cãi, ngừng mọi nỗ lực để bắt đầu lại cuộc trò chuyện và làm cho bản thân trở nên xa cách về mặt thể chất và tình cảm.

Tạo khoảng cách có tính hủy diệt rất cao với mối quan hệ vì nó khiến đối phương cảm thấy như họ bị từ chối và bị bỏ rơi. Nếu trong một cuộc tranh cãi, bạn có xu hướng đột ngột bỏ đi và tỏ ra bận rộn, cho người bạn đời của mình đối mặt "sự im lặng", thì bạn là một ví dụ điển hình của kiểu người hay tạo khoảng cách. Nếu đúng là thế thì kỹ thuật sau đây có thể sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn:

Nếu cần một ít thời gian để tiếp cận vấn đề, tốt hơn hết bạn nên hít thở sâu vài lần để mình bình tĩnh lại. Hãy nói với người ấy rằng bạn cần một chút thời gian để suy nghĩ và sẽ tiếp tục cuộc trò chuyện khi đã sẵn sàng. Chỉ qua cách làm này, bạn mới có thể khiến đối phương hiểu được rằng bạn đang cố gắng chăm sóc bản thân và mối quan hệ của hai người chứ không phải chối bỏ họ.

Bạn đang suy nghĩ thực hiện một số thay đổi để giúp cải thiện mối quan hệ của mình? Bạn có mẹo nào để giải quyết những bất đồng một cách hiệu quả hơn không?