Các thảo dược lành tính nếu uống không cách, đúng bệnh sẽ nguy hại cho sức khỏe. Một số rủi ro liên quan đến việc sử dụng thảo dược trong khi mang thai bao gồm sẩy thai, sinh non, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Trà thảo dược không an toàn cho mẹ bầu

Trà mao lương hoa vàng

Cây mao lương hoa vàng. Ảnh internet. 

Cây mao lương là một loại thuốc được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện tại loại cây này đã bị cấm tại Mỹ từ năm 2004 vì nó có thể làm thay đổi nhịp tim của thai nhi. Theo Momjunction, trà mao lương hoa vàng còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển não bộ của thai.

Trà ma hoàng

Cây ma hoàng. Ảnh internet. 

Tương tự như mao lương hoa vàng, cây ma hoàng cũng được trồng chủ yếu ở Trung Quốc, hiện nay Việt Nam vẫn chưa trồng được dược liệu này nên hầu hết dược liệu này đều được nhập từ Trung Quốc. Ma hoàng có tác dụng lưu thông khí phế, bình suyễn, hạ nhiệt tốt nên thường được ứng dụng điều trị các trường hợp cảm lạnh, ho, hen suyễn, long đờm.

Tuy có nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng trà thảo mộc này lại có thể gây co thắt tử cung cho phụ nữ mang thai, dẫn đến sinh non.

Trà đương quy

Rễ cây đương quy sẽ được phơi khô để sử dụng. Ảnh internet. 

Đương quy là loài cây ưa ẩm mát nên được trồng nhiều ở các vùng miền núi phía bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và ở Tây Nguyên. Cây đương quy khi thu hoạch về sẽ được giữ lại phần rễ rồi đem sao khô hoặc phơi khô để sử dụng.

Trà đương quy có nhiều công dụng bổ huyết, nhuận tràng, chữa kinh nguyệt không đều, tê nhức xương khớp. Cũng giống như trà ma hoàng, đương quy có thể gây co thắt tử cung, chuyển dạ sớm ở phụ nữ mang thai.

Yohimbe

Yohimbe được mệnh danh là "viagra tự nhiên". Ảnh internet. 

Yohimbe được mệnh danh là “viagra tự nhiên”. Cây yohimbe là một loài thảo mộc quý, sinh trưởng và phát triển mạnh ở các cánh rừng miền tây Châu Phi, là loại cây thường xanh thuộc họ cà phê, cao khoảng 30m, vỏ màu nâu đỏ. 

Các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu không nên sử dụng trà thảo mộc từ loại cây này vì có thể gây ngộ độc trong thai kỳ.

Trà lạc tiên

Cây lạc tiên. Ảnh internet. 

Dân gian hay còn gọi là cây chùm bao. Từ lâu y học cổ truyền Việt Nam đã dùng trà lạc tiên như một phương thuốc an thần, giải nhiệt, mát gan. Dẫu vậy trà lạc tiên lại không hề an toàn cho sức khỏe mẹ bầu.

Trong chùm ngây có chứa alpha-sitosterol cấu trúc gần giống ostrogen làm co cơ trơn tử cung, có tác dụng ngừa thai. Vì thế, việc sử dụng rau chùm ngây trong thời gian mang bầu nhất là trong giai đoạn đầu của thai kì là điều tuyệt đối cấm kị đối với các mẹ bầu, đặc biệt là trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất.

Trà thiên ma

Thiên ma là loại thảo mộc lâu năm có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Các nghiên cứu đã cho thấy một số tác dụng phụ của trà thiên ma như gây khó tiêu, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Với phụ nữ mang thai, nó sẽ gây ra các cơn co thắt bất thường ở tử cung.

Cúc La Mã

Cúc La Mã. Ảnh internet. 

Cúc La Mã đã được sử dụng từ hàng thế kỷ nay nhờ những công dụng mà nó đem đến cho sức khỏe. Trà hoa cúc từng được người Hy Lạp, La Mã và Ai Cập dùng để chữa lành vết thương, tiểu đường, an thần, điều trị trĩ và ngăn ngừa ung thư.

Đối với phụ nữ đang mang thai, trà cúc La Mã có thể làm giảm khả năng miễn dịch, kích thích hệ tiêu hóa, dễ gây tiêu chảy và nhiều triệu chứng khác.

Trà thảo dược an toàn cho sức khỏe mẹ bầu

Trà lá mâm xôi đỏ

Mâm xôi đỏ. Ảnh internet. 

Lá mâm xôi đỏ rất giàu sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu và giảm các triệu chứng ốm nghén thường gặp khi mang thai. Vì vậy mẹ bầu có thể yên tâm thưởng thức một tách trà lá mâm xôi đỏ mà không lo lắng bất kỳ tác dụng phụ nào.

Trà bạc hà

Trà bạc hà rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Ảnh internet. 

Trà bạc hà có vị thanh mát, hương thơm nhẹ sẽ kích thích hoạt động hô hấp của mẹ bầu trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, một tách trà bạc có thể giúp mẹ an thần, cải thiện tình trạng giấc ngủ, giảm các triệu chứng ốm nghén, ợ chua, khó tiêu khi mang thai.

Cây du trơn

Đây là cây thảo mộc, trồng và sử dụng bởi người dân Bắc Mỹ. Ngoài tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn như tắc nghẽn đường hô hấp, vỏ cây đu có nhiều chất nhầy tác dụng trong việc làm mềm và bảo vệ màng trong của màng tế bào trên cơ thể.

Với bất kỳ loại dược liệu hay thuốc chức năng nào thì mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Tuyệt đối không uống các loại trà tự chế như thêm vào ly trà một vài lát chanh, sả, quế…vì một số thành phần có thể kỵ nhau, tạo thành độc tố gây hại cho cơ thể mẹ và sức khỏe thai nhi.

(Theo Momjunction)