Phụ Nữ Sức Khỏe

Mẹ bầu ăn thanh long có tốt không?

Trái thanh long sẽ mang lại cho mẹ bầu nhiều lợi ích sức khỏe như giảm mệt mỏi, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tuy nhiên, có một số trường hợp mẹ bầu cần hạn chế ăn thanh long.

Thanh long là một loại trái cây có nguồn gốc từ Mexico, Trung và Nam Mỹ. Hiện nay thanh long được trồng khá phổ biến ở nước ta với các giống thanh long ruột trắng, ruột đỏ và thanh long vỏ vàng.

Loại quả này có vị chua nhẹ nhàng và là loại trái cây giải nhiệt cho mẹ bầu hiệu quả. Không chỉ dừng lại ở đó, các chất dinh dưỡng có trong thanh long không chỉ đảm bảo cho mẹ một thai kỳ khỏe mạnh mà còn bảo vệ thai nhi khỏi một số dị tật bẩm sinh.

Lợi ích khi mẹ bầu ăn thanh long

Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

Thanh long giàu folate, dưỡng chất rất tốt cho phụ nữ mang thai. Ảnh internet. 

Folate là một trong những dưỡng chất mẹ bầu luôn cần phải bổ sung trong thai kỳ. Nếu mẹ đã ngán với việc ăn quá nhiều bông cải xanh, lòng đỏ trứng, các loại đậu để bổ sung folate khi mang thai thì thanh long chính là sự thay thế hoàn hảo nhất.

Trong thanh long có hàm lượng folate dồi dào giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở trẻ như tất nứt đốt sồng, thiếu một phần não hoặc không có não. Ngoài ra folate còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển các mô khỏe mạnh ở thai, góp phần ngăn ngừa các dị tật về tay chân, môi, tim cho thai nhi.

Thúc đẩy phát triển xương

Trong 100g thanh long đã chứa đến 10mg canxi, hàm lượng canxi này sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sự rắn chắc cho xương và răng của mình. Ngoài ra, canxi và phốt pho trong loại trái cây này còn kích thích sự phát triển xương cho thai nhi.

Tăng cường Hemoglobin

Ăn thanh long sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu. Ảnh internet. 

Quả thanh long chứa lượng sắt và vitamin C cao giúp tăng số lượng hemoglobin cho mẹ bầu đáng kể trong thai kỳ. Bổ sung đủ hàm lượng hemoglobin cần thiết sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng thiếu máu hiệu quả khi mang thai.

Điều trị táo bón

Táo bón là triệu chứng thường gặp với các mẹ bầu. Thanh long với hàm lượng chất xơ và một lượng nước dồi dào giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu tăng khả năng điều tiết, giảm nguy cơ táo bón hiệu quả.

Mẹ có thể ăn thanh long không hoặc kết hợp thành một hỗn hợp salad thanh long thơm ngon cho bữa ăn nhẹ. Ngoài ra, bầu cũng có thể thử sinh tố thanh long, một lựa chọn không tồi cho bữa sáng.

Sinh tố thanh long là một lựa chọn cho mẹ bầu khởi đầu ngày mới hoàn hảo. Ảnh internet. 

Ngăn ngừa ung thư

Hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin C cao của thanh long giúp trung hòa hoạt động gốc tự do, tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa nguy cơ phát triển ung thư trong thai kỳ. Ngoài ra, hàm lượng carotene trong thanh long còn mang lại lợi ích chống ung thư và ức chế sự tăng trưởng khối u hiệu quả.

Cung cấp năng lượng, giảm mệt mỏi

Carbonhydrate là một nguồn năng lượng quan trọng mà mẹ bầu rất cần cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Trong 100g thanh long sẽ cung cấp cho mẹ bầu khoảng 9 – 14g carbonhydrat, chiếm khoảng 10% nhu cầu carbohydrate tối thiểu mỗi ngày của mẹ bầu.

Bên cạnh đó, thanh long còn giảm mệt mỏi hiệu quả cho mẹ bầu. Ảnh internet. 

Bên cạnh đó, thanh long còn bổ sung vitamin B1 cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Do đó, ăn thanh long sẽ giúp bạn giảm mệt mỏi, chóng mặt và duy trì năng lượng cho những hoạt động của tim, hệ thần kinh hiệu quả.

Giúp hình thành não bộ của thai nhi

Hàm lượng chất béo có trong thanh long không chỉ giúp bạn cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn thúc đẩy sự phát triển não bộ của thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Một phần trái cây thanh long tuy chỉ có thể cung cấp cho mẹ bầu khoảng 0,1 – 0,6gram chất béo nhưng đây lại là nguồn chất béo vô cùng có lợi cho sức khỏe thai nhi.

Tuy thanh long có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu mẹ bầu đang có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, dị ứng với đạm thực vật, đau bụng tiêu chảy hay ho đàm thì cần hạn chế ăn thanh long.

 (Theo Momjunction)

Phù Dung

Tin liên quan

Những tác dụng phụ của nghệ mà mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng

Từ lâu nghệ không chỉ được biết đến là “nữ hoàng gia vị” mà còn ứng dụng rộng rãi trong...

Những xét nghiệm cần thiết khi mang thai mà mẹ bầu nên 'bỏ túi'

Việc thực hiện các xét nghiệm cần thiết khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu theo dõi được tiến triển...

Lợi ích ít ai biết khi bà bầu thường xuyên ăn khế

Khế không chỉ là loại trái cây thân thuộc, dễ tìm mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức...

Thực hư việc mẹ bầu ăn nhiều cà tím gây sảy thai?

Cà tím là thực phẩm giàu dinh dưỡng luôn được các bà bầu ưu ái đưa vào thực đơn hàng...

Dấu hiệu chuyển dạ chính xác nhất mà mẹ bầu cần biết

Nếu mẹ nhận thấy đồng thời những dấu hiệu dưới đây thì chứng tỏ em bé sẽ sắp chào đời...

Mẹ bầu bị chảy máu sau khi quan hệ: Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Hiện tượng chảy máu âm đạo sau khi quan hệ là tình trạng phổ biến khiến nhiều chị em lo...

Cách giảm đau khi sinh hiệu quả cho mẹ bầu vượt cạn 'nhẹ tênh'

Theo nghiên cứu khoa học, với một người phụ nữ khi vượt cạn họ sẽ chịu đựng một cơn đau...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

17 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

21 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 18 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 18 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 18 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 3 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình