Các ca bệnh ho gà tăng mạnh ở nhiều nơi, cần làm gì để phòng bệnh cho trẻ nhỏ?
Theo thống kê từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm đến nay, số ca mắc ho gà tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, có nhiều trẻ bị biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, nhập viện. Riêng Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) đã tiếp nhận và điều trị gần 400 trẻ mắc ho gà từ đầu năm đến hết tháng 7/2024. Các ca bệnh chủ yếu chưa đến tuổi chủng ngừa hoặc chưa tiêm đầy đủ số mũi vắc xin phòng bệnh.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM đánh giá việc gia tăng số ca mắc ho gà cho thấy mầm bệnh ho gà vẫn còn lưu hành trong cộng đồng, nguy cơ lây bệnh rất cao cho trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chưa đầy đủ.
Năm 2018, có 700 trường hợp ho gà được ghi nhận, trong đó 86% là trẻ dưới một tuổi, hơn 27% không được tiêm chủng và 18% không tiêm chủng đủ mũi. Đặc biệt hơn 33% bệnh nhi là trẻ dưới 2 tháng tuổi chưa đến tuổi được tiêm chủng vắc xin theo lịch.
Tình hình ho gà cũng được ghi nhận đang gia tăng ở các nước trên thế giới và trong khu vực. Như tại Thái Lan, các ổ dịch ở miền Nam xuất hiện từ năm ngoái đến đầu năm nay đã có hơn 1.000 ca mắc, 7 trường hợp đã tử vong. Tại Philippines, ho gà đã gây ra hơn 1.100 ca mắc, trong đó 60% số ca mắc dưới 6 tháng tuổi, cao gấp 34 lần so với cùng kỳ năm 2023 và 54 ca tử vong đều là trẻ dưới 5 tuổi.
Trẻ chưa tiêm ngừa hoặc tiêm ngừa chưa đủ mũi có nguy cơ cao mắc ho gà. Ảnh: Photo AC
Ho gà lây lan mạnh qua đường hô hấp, một người mắc có thể lây cho 12-17 người. 90% người chưa có miễn dịch tiếp xúc với bệnh nhân ho gà trong cùng hộ gia đình sẽ nhiễm bệnh.
Tuổi càng nhỏ càng dễ mắc ho gà và diễn tiến nặng. Lý do là hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh vốn non yếu. Thêm vào đó, trẻ chưa có kháng thể đầy đủ từ vắc xin để chống lại bệnh. Theo các nghiên cứu, 90% số ca mắc và tử vong do ho gà là trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được chủng ngừa hoặc chủng ngừa không đầy đủ.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Ý từ năm 2013 công bố trên tạp chí Bệnh truyền nhiễm BMC chỉ ra trẻ em dưới 6 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm bệnh cao gấp 20 lần so với tổng dân số.
Ho gà thường khởi phát với các triệu chứng giống cảm cúm như mệt mỏi, chán ăn, ho, không sốt hoặc sốt nhẹ, sau đó cơn ho ngày càng nặng và kéo dài, kèm theo tiếng thở rít như tiếng gà, chảy nhiều đờm và nôn.
Bệnh còn dẫn đến các biến chứng nặng như viêm phổi, bệnh lý não, suy dinh dưỡng, bội nhiễm thêm các tác nhân truyền nhiễm khác… Ví dụ, tháng 2-2024, CDC Ninh Bình ghi nhận ca mắc ho gà 4 tháng tuổi bội nhiễm vi khuẩn phế cầu dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, kèm rối loạn tiêu hóa khiến việc điều trị khó khăn.
Trước nguy cơ bệnh nặng do ho gà ở trẻ nhỏ, các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh cần chú ý tiêm ngừa cho trẻ đủ liều và đúng lịch, để bảo vệ trẻ tối ưu khỏi ho gà.
Lịch tiêm chủng như sau:
- Với trẻ dưới 2 tuổi: Cần 4 mũi tiêm vào thời điểm: Mũi 1 (2 tháng tuổi) , mũi 2 (3 tháng tuổi), mũi 3 (4 tháng tuổi) và mũi 4 (16-18 tháng tuổi và cần hoàn tất trước khi trẻ tròn 2 tuổi). Tại Việt Nam, có vắc xin 6 trong 1 hoặc vắc xin 5 trong 1 có thành phần giúp phòng ngừa ho gà.
- Trẻ tiền học đường (4-6 tuổi): 1 mũi tiêm nhắc.
- Thanh thiếu niên (9-15 tuổi ): 1 mũi tiêm nhắc.
- Người lớn: tiêm nhắc mỗi 10 năm.
Việc tiêm chủng cho trẻ và tiêm nhắc đầy đủ theo từng độ tuổi sẽ giúp bảo vệ trẻ và những người thân trong gia đình khỏi nguy cơ mắc ho gà.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.