Cả triệu người có nguy cơ ung thư gan: Đây là cảnh báo của bác sĩ
Phát hiện viêm gan qua đi khám bệnh tình cờ
Anh Nguyễn Văn Đoàn (tạm trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội) đến bệnh viện khám triệu chứng đau hạ sườn, người mệt mỏi. Lúc này, bác sĩ xét nghiệm máu và siêu âm gan. Điều đặc biệt, anh Đoàn bị viêm gan do vi rút viêm gan B. Trước đây anh không biết mình bị viêm gan B. Hoạt động của vi rút đang rất mạnh và anh được điều trị thuốc kháng vi rút.
Anh Đoàn cho biết mẹ anh bị ung thư gan đã qua đời 5 năm trước và gia đình anh không ai để ý có ai bị viêm gan không. Mẹ anh bị ung thư nhưng sau đó về quê điều trị thuốc nam và qua đời. Hầu như không được bác sĩ tư vấn gì về viêm gan B có khả năng lây cho các con.
Sau trường hợp của anh Đoàn, anh, em trong gia đình anh sẽ đi kiểm tra nguy cơ mắc viêm gan B không.
Trường hợp của bệnh nhân H.V.H. (35 tuổi, quê ở Thanh Hóa) đang điều trị viêm gan ở Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Anh H. không hề biết mình bị viêm gan C. Anh H. chỉ phát hiện viêm gan C khi xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi tăng dần, da và mắt vàng, phù hai chân, đau hạ sườn phải.
Anh H. không thể lý giải vì sao mình bị nhiễm vi rút viêm gan ngoại trú hình xăm ở cánh tay anh thực hiện vài năm trước. Tuy nhiên, anh H. chỉ nghi ngờ còn nguyên nhân lây nhiễm viêm gan C đến nay vẫn chưa rõ vì sao.
Tại bệnh viện, bác sĩ điều trị tích cực cả tuần nay, sức khỏe của anh H. dần hồi phục. Điều anh H. lo lắng nhất đó là bệnh viêm gan của anh có thể tiến triển thành nguy cơ ung thư gan nếu không điều trị triệt để. Anh H. cho biết anh không hề biết vì sao mình mắc viêm gan C. Hiện vợ, con anh H. đã đi kiểm tra phòng phơi nhiễm viêm gan, hiện tại kết quả đều âm tính.
Việc điều trị của anh H. phải kéo dài 3 tháng, sau khi sử dụng thuốc kháng vi rút, anh H. được bác sĩ tư vấn về nhà điều trị ngoại trú. Việc điều trị cần tuân thủ đúng phác đồ và phải thường xuyên theo dõi sức khỏe để tránh viêm gan mạn tính tiến triển thành xơ gan.
Thủ phạm gây ung thư gan
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho hay viêm gan đã trở thành nguyên nhân đứng thứ 3 gây tử vong ở Việt Nam với gánh nặng bệnh tật rất lớn.
Theo PGS Cường, vi rút viêm gan ở Việt Nam cũng rất cấp bách. Theo thống kê, Việt Nam là quốc gia nằm ở vùng trũng của viêm gan vi rút. Ước tính tỷ lệ người nhiễm vi rút viêm gan B và C cao nhất khu vực với khoảng 10-15% dân số.
Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế thống kê hiện cả nước đang có khoảng 10 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B và gần 1 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C. PGS Cường cho rằng hiện nay viêm gan vi rút vẫn chưa được người dân quan tâm chính đáng. Có khoảng 90% người bệnh không biết về tình trạng của mình và họ chỉ phát hiện qua khám sức khỏe định kỳ thậm chí có người khám đã ở giai đoạn muộn xơ gan và ung thư gan.
PGS Cường cho biết bệnh viêm gan vi rút là tác nhân gây ra 80% ca ung thư gan ở Việt Nam. Năm 2018, cả nước có khoảng 23 nghìn người mắc ung thư gan và đây là bệnh ung thư đứng đầu ở Việt Nam.
Khi bị nhiễm vi rút viêm gan, một số trường hợp có biểu hiện viêm gan cấp tính. Những trường hợp này có thể dẫn đến suy gan, suy đa tạng và tử vong. Các trường hợp khác người bị viêm gan vi rút âm thầm tàn phá lá gan và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, người bệnh có thể tiến triển sang xơ gan, ung thư gan.
PGS Cường cho biết, trong số người mang viêm gan vi rút, họ không biết mình mang bệnh cộng với thói quen ăn uống nhiều chất béo, ngọt, ít vận động và mắc bệnh đái tháo đường; tình trạng thừa cân, béo phì (nhất là béo bụng); việc sử dụng thuốc dài ngày; người gầy, suy dinh dưỡng… càng làm cho lá gan bị tàn phá nhanh hơn.
Các sát thủ cùng nhau tập trung lại để tàn phá từng tế bào gan gây ra tình trạng xơ gan, ung thư gan ở Việt Nam hiện nay.
PGS Cường cho biết hiện nay viêm gan B đã có vắc xin phòng bệnh, cách tốt nhất là tiêm phòng vắc xin nhưng với viêm gan C chưa có vắc xin phòng. Bệnh lây qua đường máu như cho, nhận máu, bơm kim tiêm. Chính vì vậy, PGS Cường khuyến cáo người dân nên có biện pháp phòng ngừa bệnh. Không sử dụng chung bơm kim tiêm, hạn chế dùng chung dao cạo râu, xăm mình hay các biện pháp tác động vào cơ thể có gây chảy máu.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....