Cả gia đình 3 anh em đều mắc ung thư dạ dày, ‘thủ phạm’ nằm trong mâm cơm bao nhiêu năm mà không hề hay biết
Ba người này là Lao Hoàng – 65 tuổi, Đại Hoàng – 58 tuổi và Hiếu Hoàng – 45 tuổi sống tại Trung Quốc. Khi báo chí đưa tin trường hợp cả 3 người cùng mắc bệnh đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.
Ông Lao Hoàng là người phát hiện ra bệnh đầu tiên. Sau khi nhận thấy bụng mình liên tục đau và bị đầy hơi trong thời gian dài. Ông Lao mới đến Bệnh viện Shao Yifu (trực thuộc Đại học Y khoa Chiết Giang, tại Hàng Châu, Trung Quốc) để thăm khám. Kết quả nội soi dạ dày cho thấy ông đã mắc ung thư dạ dày ở giai đoạn 3.
Sau khi biết được tình trạng bệnh của anh trai, hai người em là Đại Hoàng, Hiếu Hoàng cũng được gia đình đề nghị khám sức khỏe vì họ cũng có cùng triệu chứng với người anh cả. Kết quả cho thấy hai người này cũng đã mắc ung thư dạ dày.
Đều mà nhiều người thắc mắc vì sao họ đều mắc chung một loại ung thư, phải chăng điều này đến từ gen di truyền hay do thói quen sống.
Sau nhiều ngày quan sát mâm cơm của ba anh em tại bệnh viện, bác sĩ Yến Gia (phó khoa phẫu thuật tổng quát tại Bệnh viện Shao Yifu) đã có câu trả lời: Ba anh em họ Hoàng ăn cơm rất phong phú, mỗi bữa có tới 4-5 món nhưng hầu hết đều là đồ ngâm, đồ muối, tuyệt nhiên không có rau xanh.
Ba anh em nói với bác sĩ rằng từ trước đến nay họ đều ghét ăn rau xanh, họ thích hương vị đậm đà của những món đồ muối hơn. Vừa nghe thấy điều này, bác sĩ đã khẳng định thói quen ăn uống tai hại chính là nguyên nhân khiến họ mắc bệnh.
Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính nhưng lại khá phổ biến. Ung thư dạ dày đứng hàng đầu trong nhóm ung thư đường tiêu hóa và chiếm tỉ lệ 10.5% trong các loại ung thư. Việc chẩn đoán sớm còn gặp nhiều khó khăn, do đó bệnh có nguy cơ tử vong cao. Hầu hết bệnh nhân được phát hiện mắc ung thư đã vào giai đoạn muộn của bệnh nên thời gian sống sót thường ngắn.
Có 12 nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày mà chúng ta nên biết
1. Chế độ ăn uống
2. Uống rượu bia
3. Nhiễm vi khuẩn HP
4. Không có thói quen khám sức khỏe định kỳ
5. Yếu tố di truyền
6. Người bị viêm dạ dày mạn tính
7. Thiếu máu ác tính
8. Do nhóm máu
9. Hút thuốc lá
10. Môi trường sống ô nhiễm
11. Tuổi tác và giới tính
12. Từng phẫu thuật dạ dày.
Và thói quen ăn uống chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư dạ dày. Chế độ ăn mặn, nhiều muối, đặc biệt là các món như dưa cà muối, các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn khiến lượng muối đưa vào cơ thể quá nhiều, gây quá tải cho hệ tiêu hóa. Ngoài việc tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, ăn mặn còn gia tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày do muối thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP, loại vi khuẩn gây viêm loét niêm mạc dạ dày.
Thói quen ăn quá nhanh cũng khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng do thức ăn không được nhai kỹ, các enzim trong nước bọt chưa kịp được tiết ra để bôi trơn và phân hủy thức ăn trước khi được đưa xuống dạ dày. Do đó, dạ dày cũng không kịp tiết ra lượng dịch vị đầy đủ để kịp tiêu hóa chúng khiến thức ăn ứ đọng, dạ dày hoạt động quá tải gây trào ngược axit, viêm loét và lâu dần dẫn đến ung thư dạ dày.
Một số thực phẩm có thể giúp phòng tránh căn bệnh ung thư dạ dày
- Cà chua: chứa hàm lượng lớn 2 chất chống oxy hóa là Lycopene và Renieratene, ngoài ra Lycopene có tác dụng trung hòa gốc tự do trong cơ thể, phòng ngừa ung thư dạ dày và các loại ung thư của hệ tiêu hóa rất tốt. Ngoài ra nó còn có tác dụng hiệu quả trong phòng tránh ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
- Cà rốt: Cà rốt là một trong những thực phẩm giàu beta carotene, không chỉ tốt cho mắt mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, vòm họng, dạ dày, ruột, vú, tuyến tiền liệt.
- Các loại nấm: gồm có nấm đông cô, nấm hương, nấm kim châm và mộc nhĩ. Chất Polysaccharide trong nấm đông cô, mộc nhĩ đen và trắng có tác dụng chống ung thư rất hữu hiệu. Trong nấm còn có các chất xơ, sợi thô và canxi có tác dụng phòng tránh ung thư rất tốt, và giúp cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch.
- Súp lơ: chứa nhiều nguyên tố Molipden có khả năng ngăn chặn sự hình thành Dicyclohexylamine nitrite - một chất gây ung thư. Ăn nhiều súp lơ giúp phòng tránh ung thư thực quản và ung thư dạ dày một cách có hiệu quả.
- Hành tây: Ăn hành tây có tác dụng làm giảm hàm lượng nitrit dạ dày. Các nghiên cứu đã chỉ ra những người thường xuyên ăn hành sẽ có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày thấp hơn so với những người không ăn hành tây.
- Tỏi: Tỏi là một trong những gia vị quen thuộc trong căn bệnh của mỗi gia đình. Nhưng ít ai biết đến một trong những tác dụng của tỏi là tăng cường hệ miễn dịch, tiêu diệt chất gây ung thư. Chất Allium có trong tỏi giúp ngăn chặn chất gây ung thư xâm nhập vào các tế bào cơ thể, đồng thời còn có tác dụng làm chậm sự phát triển các khối u.
Ngoài ra, tập thể dục, ăn uống khoa học, hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá, … cũng giúp phòng ngừa bệnh ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....