Theo khoa học, có nhiều yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, trong đó bao gồm: Gen, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, hút thuốc, uống rượu và ăn uống không hợp lý... Trường hợp 2 mẹ con dưới đây cùng mắc ung thư dạ dày là một ví dụ điển hình.
Trước đó, các bác sĩ tại một bệnh viện (ở Phúc Kiến, Trung Quốc) cho biết đã từng tiếp nhận một nữ bệnh nhân 27 tuổi bị đau dạ dày. Vào thời điểm đó, bác sĩ cho rằng cô có thể bị viêm dạ dày mãn tính hoặc loét dạ dày tá tràng. Nhưng không ngờ sau thăm khám và làm hết các xét nghiệm, cuối cùng các bác sĩ chẩn đoán là ung thư dạ dày có di căn đến gan.
Theo tìm hiểu, trước đó mẹ của bệnh nhân đã chết vì ung thư dạ dày khi ở tuổi 40, sau 20 năm con gái của bà cũng bị chẩn đoán mắc ung thư dạ dày. Các chuyên gia cho biết, 2 mẹ con bệnh nhân đều có các triệu chứng bệnh lý giống nhau. Sau đó, các chuyên gia y tế đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng, ngoài lý do địa lý, di truyền, trong gia đình 2 mẹ con đều có thói quen sống không tốt, thường xuyên ăn thức ăn thừa.
Thức ăn thừa khi nào thì nguy hiểm đến sức khỏe?
Thức ăn thừa thường có hợp chất nitroso. Các hợp chất nitroso bao gồm nitrosamine và nitrit. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất nitroso có liên quan tích cực đến sự xuất hiện của ung thư dạ dày. Thức ăn thừa, đồ chua, nướng, chiên và các loại thực phẩm khác có thể tạo ra một số hợp chất nitroso.
Ngoài ra, thực phẩm lưu trữ quá lâu và bị thối rữa sẽ làm tăng sản xuất hợp chất nitroso. Nếu không thể ăn hết, tốt nhất bạn nên cất trong tủ lạnh và ăn càng sớm càng tốt để tránh bị hỏng. Đặc biệt là với các loại rau ăn lá và các món hải sản, cố gắng không để qua đêm. Ngoài ra, những thực phẩm như thịt muối, thịt xông khói được để lâu ngày vì chúng không chỉ chứa nhiều muối natri mà còn có các chất gây ung thư như hydrocacbon thơm đa vòng và nitrosamine.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư dạ dày. Điều này có thể liên quan đến áp suất thẩm thấu cao của muối dẫn đến kích thích niêm mạc dạ dày, làm bong tế bào thành, phá hủy hàng rào niêm mạc dạ dày và gây ra một loạt các biến đổi bệnh lý trên niêm mạc dạ dày như xung huyết lan tỏa rộng, phù nề, xói mòn, loét, hoại tử và chảy máu.
Một số gợi ý để ngăn ngừa ung thư dạ dày:
- Ăn thức ăn có chứa ít Nitrat.
- Điều trị tốt các bệnh lý viêm dạ dày.
- Khám tầm soát và xử lý triệt để các khối polype, u lành trong dạ dày, điều trị loại trừ H. Pylori.
- Tầm soát ung thư hệ tiêu hóa sớm nếu tiền sử gia đình có người có bệnh lý khối u, ung thư tiêu hoá…
- Hạn chế bia, rượu và các chất kích thích. Ăn uống những thực phẩm lành mạnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Những người trên 40 tuổi (dù là nam hay nữ) cần phải đi khám sức khỏe tổng quát, bao gồm cả nội soi dạ dày.
Mua giá đỗ, nếu phát hiện 3 dấu hiệu này thì tuyệt đối không nên ăn