Bột sắn dây là thức uống mát lành quen thuộc đối với nhiều người. Vì nhiều tác dụng với sức khoẻ nên bột sắn dây rất được yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng được bột sắn dây. Dưới đây là những người được khuyến cáo không nên uống bột sắn dây.

Tổng quan về bột sắn dây

Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, sắn dây thuộc họ đậu, là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10m. Rễ cây phình ra phát triển thành củ dài, to. Sắn dây được trồng nhiều nơi ở nước ta để làm thực phẩm và làm thuốc.

Bộ phận dùng tốt nhất là rễ (hoặc củ sắn dây) được thu hoạch vào mùa đông, xuân. Củ sắn dây được đào lên và rửa sạch đất cát, bỏ lớp vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát, sau đó phơi hoặc sấy khô, Đông y gọi là cát căn, có vị ngọt mát, tính bình, đi vào các kinh tỳ, vị.

Rễ sắn dây đào về nên rửa sạch, loại bỏ rễ con và chế biến ngay, không nên để quá 3 ngày, để lâu sẽ bị thối hỏng.

Bột sắn dây là thức uống được nhiều người yêu thích

Những người không nên sử dụng bột sắn dây

Bột sắn dây tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể dùng được. Bác sĩ Đặng Xuân Thắng cho biết, bột sắn dây tuy tôt cho sức khoẻ nhưng không nên lạm dụng. Một tuần chỉ nên uống bột sắn dây 3-4 lần. Những người dưới đây nên hạn chế sử dụng bột sắn dây:

  • Trẻ em không nên sử dụng quá nhiều để tránh tình trạng lạnh bụng, tiêu chảy.
  • Không nên sử dụng bột sắn dây cho phụ nữ bị động thai vì có thể gây sảy thai.
  • Khi cơ thể đang lạnh thì không nên uống nước sắn dây. Những người mắc các bệnh lí đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm đại tràng mạn tính, hội chứng ruột kích thích, viêm gan mạn tính, viêm tụy mạn tính...cần rất thận trọng khi dùng.

Trên đây là những người được khuyến cáo không nên sử dụng bột sắn dây. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa bột sắn dây nhé.