Kẽm chính là dưỡng chất thúc đẩy quá trình phát triển và tăng trưởng ở trẻ. Thiếu kẽm chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm dậy thì và rối loạn phát triển xương. Vì vậy bổ sung kẽm cho bé là việc làm cần thiết mà mẹ nào cũng cần thực hiện cho con.

1. Tác dụng của kẽm đối với sức khỏe trẻ nhỏ

Kẽm là yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành enzym trong cơ thể, là thành phần để tổng hợp chất protein, thúc đẩy sự tăng trưởng, phân chia tế bào, giúp trẻ ăn uống có cảm giác ngon miệng hơn.

Kẽm còn giúp cho cơ thể của trẻ duy trì và phát triển hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ sức khỏe bé trước sự tấn công của bệnh tật, nhanh lành vết thương và bảo vệ khứu giác, vị giác.

Kẽm là yếu tố cần thiết cho sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Nếu mẹ để cơ thể trẻ bị thiếu kẽm sẽ khiến trẻ bị rối loạn vị giác, hậu quả là trẻ biếng ăn, còi cọc, chậm hoặc ngừng phát triển, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.

Thiếu kẽm không chỉ làm ảnh hưởng đến thể chất của trẻ mà còn ảnh hưởng đến cả tinh thần của trẻ. Bé rất dễ bị nổi cáu bởi kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, trong khi đó canxi giúp ổn định thần kinh.

Vì vậy, nếu mẹ nhận thấy trẻ có các dấu hiệu như trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, còi cọc, sụt cân, rụng tóc, rối loạn tiêu hóa kéo dài, xuất hiện đốm trắng ở móng tay, móng dễ gãy, hay bị viêm loét miệng, rêu lưỡi miệng,... thì hãy bổ sung kẽm cho bé kịp thời.

2. Bổ sung kẽm cho bé như thế nào là đúng cách? 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên bổ sung kẽm cho bé bằng cách cho bé ăn những thực phẩm chứa nhiều kẽm trong thực đơn hàng ngày. 

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho con bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời để bổ sung kẽm cần thiết cho trẻ bởi lượng kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thụ hơn so với sữa công thức và sữa tươi.

Tuy nhiên mẹ cần bổ sung kẽm cho bé vừa đủ và hợp lý vì nếu trẻ thừa kẽm sẽ gây ra một số tình trạng như buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy, co thắt bụng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên bổ sung kẽm cho bé bằng cách cho bé ăn những thực phẩm chứa nhiều kẽm trong thực đơn hàng ngày - Ảnh minh họa: Internet

Nếu bổ sung kẽm quá liều trong một thời gian dài còn khiến trẻ bị ngộ độc lâu dài. 

Tùy theo độ tuổi của trẻ mà mẹ bổ sung hàm lượng kẽm cho con một cách hợp lý như sau:

  • Bé từ 0-6 tháng: 2 mg kẽm/ngày
  • Bé từ 7-11 tháng: 3 mg kẽm/ngày
  • Bé từ 1-3 tuổi: 3 mg kẽm/ngày
  • Trẻ từ 4-8 tuổi: 5 mg kẽm/ngày
  • Trẻ từ 9-13 tuổi: 8 mg kẽm/ngày
  • Trẻ 14 tuổi trở lên: Đối với bé gái là 9mg/ngày, bé trai 11mg/ngày.

Vậy đâu là những thực phẩm chứa nhiều kẽm? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.

3. Danh sách thực phẩm chứa nhiều kẽm nên cho con ăn

Để bổ sung kẽm cho bé, mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm được kể tên dưới đây:

3.1 Hàu 

Hàu là một thực phẩm đứng đầu trong danh sách giàu kẽm. Một con hàu có chứa khoảng 5,3mg kẽm. Bên cạnh đó, hàu còn rất giàu protein, Vitamin C, B12, khoáng chất và sắt. Vì vậy mẹ nên chế biến hàu thành nhiều món ăn khác nhau để cho trẻ ăn.

Hàu là một thực phẩm đứng đầu trong danh sách giàu kẽm - Ảnh minh họa: Internet

3.2 Tôm và cua

Cua và tôm hùm cũng chứa rất giàu kẽm, một số loại hải sản khác như cá hồi, cá bơn hay cá mòi cũng chứa kẽm nhưng ít hơn tôm và cua. 

Bên cạnh đó, nguồn kẽm có từ tôm rất tốt cho tim mạch của trẻ. Vì vậy mẹ hãy thường xuyên cho con ăn những món ăn được chế biến từ cua và tôm.

3.3 Thịt gia cầm và thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như bò, lợn là loại thịt thông dụng, dễ mua, bổ dưỡng, đặc biệt là chúng có chứa một hàm lượng kẽm nhất định. 

Mẹ nên chọn thịt nạc, không mỡ hoặc sườn non để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như thịt bò sốt hành tây,  thịt bò cuốn lá lốt, sườn xào chua ngọt.


Thịt gia cầm và thịt đỏ chứa nhiều kẽm - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra một số  món ăn khác như gà luộc, trứng gà cũng chứa kẽm mà mẹ nên thường xuyên cho con ăn. 

3.4 Các loại đậu

Một số loại đậu như đậu đỏ, đậu xanh, đậu trắng,... chứa rất giàu chất xơ, kẽm và sắt vì vậy mẹ đừng quên bổ sung một số món ăn hoặc đồ uống được chế biến từ các loại đậu kể trên.

3.5 Rau củ quả

Các loại rau củ quả như cải bó xôi, bông cải xanh, nấm, tỏi chứa rất giàu chất kẽm, vitamin và khoáng chất,...

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, trong 125g nấm, bông cải xanh,... có chứa đến 0,4 mg kẽm. 

3.6 Các loại hạt

Một số loại hạt như đậu phộng, hạt điều, hạt chia,... cung cấp cho cơ thể một lượng kẽm cho trẻ mỗi ngày. Mẹ có thể mua hạt điều hay rang đậu phộng cho trẻ ăn trực tiếp hoặc ăn kèm với sữa chua, salad,...

Một số loại hạt như đậu phộng, hạt điều, hạt chia,... cung cấp cho cơ thể một lượng kẽm cho trẻ mỗi ngày - Ảnh minh họa: Internet

3.7 Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt cũng là một thực phẩm mẹ nên chọn để bổ sung kẽm tự nhiên cho bé. Với 62g yến mạch có chứa đến 0,9 mg kẽm; 62g gạo nâu chứa 0,6 mg kẽm; với 1 lát bánh mì nguyên hạt chứa 0,5 mg kẽm.

3.8 Sữa, bơ

Sữa và các sản phẩm từ bơ sữa hay sữa chua cũng là một nguồn cung cấp kẽm và canxi cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ.

3.8 Chocolate đen

Một nguồn cung cấp hàm lượng kẽm khác đó là chocolate đen, tuy nhiên mẹ cũng nên lưu ý rằng không nên cho bé ăn quá nhiều loại bánh kẹo này. 1 thanh chocolate đen (khoảng 28g) một ngày sẽ là liều lượng hợp lý. 

Mẹ chỉ nên thỉnh thoảng cho bé ăn nguồn thực phẩm này, xen kẽ với các loại thực phẩm giàu kẽm khác vì chocolate chứa nhiều đường ngọt, khiến trẻ rất dễ bị sâu răng.

4. Một số lưu ý khi bổ sung kẽm cho bé

Theo các chuyên gia, thiếu kẽm là tình trạng ở phần nhiều trẻ em do chất lượng bữa ăn của người Việt còn kém, thiếu cân bằng dinh dưỡng, thiếu thức ăn từ động vật,...

Do khẩu phần ăn của bé nhàm chán, lặp đi lặp lại là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, kém ngon miệng. Ngoài ra, cách chế biến món ăn không đúng cách làm kẽm bị biến chất là cũng là những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị thiếu kẽm.

Để cung cấp kẽm tự nhiên và an toàn cho bé, giúp bé hấp thu tốt hơn thì mẹ nên bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn hàng ngày hơn là dùng thuốc mua ở hiệu thuốc Tây hay bệnh viện.

Mẹ nên chú ý đến thành phần dinh dưỡng của bé trong bữa ăn hàng ngày - Ảnh minh họa: Internet

Trong trường hợp bé thiếu kẽm dẫn đến tình trạng còi cọc, chậm phát triển mẹ cần cho con đi bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có cách bổ sung kẽm hợp lý.

Nếu được chỉ định bổ sung kẽm bằng đường uống, mẹ nên cho trẻ uống kẽm vào buổi sáng, sau khi ăn 30 phút để trẻ hấp thu tốt hơn.

Thời gian bổ sung kẽm chỉ kéo dài từ 2-3 tháng và sau đó dừng lại. Trong quá trình cho bé uống kẽm, mẹ nên bổ sung thêm một số loại Vitamin khác như A, B6, C để giúp tăng khả năng hấp thu kẽm tốt hơn cho cơ thể trẻ.

Nếu trẻ bị tiêu chảy hoặc tối loạn tiêu hóa kéo dài, sức đề kháng yếu thì mẹ nên bổ sung kẽm kèm theo quá trình điều trị tiêu chảy của bác sĩ.

Theo nghiên cứu, bổ sung kẽm cho bé trong chế độ ăn uống là cách giúp con phát triển ổn định về chiều cao và cân nặng. Vì vậy, mẹ nên chăm sóc con bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.