Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách, tránh những nguy cơ sức khỏe tiềm tàng
Nội dung bài viết:
- Có nên bổ sung canxi cho trẻ hay không?
- Các nguyên nhân dẫn đến thiếu canxi ở trẻ
- Nhu cầu canxi của trẻ theo lứa tuổi
- Khi nào cần bổ sung canxi cho trẻ?
- Thời điểm bổ sung canxi cho trẻ tốt nhất
- Bổ sung canxi cho bé đúng cách như thế nào?
- Có nên tự ý bổ sung canxi cho bé?
- Thực phẩm bổ sung canxi cho trẻ dễ hấp thu
- Các sai lầm khi bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và trẻ lớn
Có nên bổ sung canxi cho trẻ hay không?
Trong cơ thể canxi chỉ chiếm khoảng 1.5 - 2% trọng lượng cơ thể, phần lớn canxi tập trung ở xương răng, số ít còn lại nằm ở trong máu và dịch ngoại bào. Canxi là chất vi khoáng có nhiều vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Canxi tham gia cấu tạo xương, răng, là thành phần chính tạo nên bộ khung xương của cơ thể. Ngoài tạo xương, canxi còn giữ nhiều vai trò khác như dẫn truyền tế bào thần kinh, tham gia vào quá trình đông máu, chức năng co cơ.
Khi cơ thể trẻ không được cung cấp đủ canxi sẽ gây ra tình trạng còi xương, xương nhỏ, biến dạng, chậm lớn, thấp lùn, răng mọc chậm, không đều, yếu hoặc dễ bị sâu răng.
Ngoài ra khi thiếu canxi, hoạt động dẫn truyền thần kinh bị ức chế, trẻ thường có biểu hiện quấy khóc về đêm, hay giật mình khi ngủ, thậm chí rối loạn chức năng vận động.
Các nguyên nhân dẫn đến thiếu canxi ở trẻ
Trẻ bị thiếu oxy hoặc bị ngạt trong quá trình sinh.
Di chứng của ngộ độc thai nghén hoặc mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ.
Chế độ ăn thiếu canxi.
Trẻ nhỏ không thường xuyên được tắm nắng dẫn đến thiếu vitamin D (vitamin D là dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi).
Nhu cầu canxi của trẻ theo lứa tuổi
Chế độ dinh dưỡng thông qua bữa ăn mỗi ngày chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu canxi cần thiết cho trẻ.
Để con phát triển toàn diện cũng như hạn chế tình trạng thấp còi, việc bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên dựa theo nhu cầu canxi hằng ngày của trẻ.
Tuy nhiên, nếu bổ sung canxi dư thừa hoặc không đúng cách lại có nguy cơ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho trẻ như: táo bón, đau xương, vôi hoá thận.
Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO, nhu cầu canxi ở các độ tuổi có sự khác nhau như sau:
Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 300mg/ngày
Từ 7 – 12 tháng tuổi: 400mg/ngày
Từ 1 – 3 tuổi: 500mg/ngày
Từ 4 – 6 tuổi: 600mg/ngày
Từ 7 – 9 tuổi: 700mg/ngày
Từ 10 tuổi: 1000mg/ngày
Từ 11 – 24 tuổi: 1200mg/ngày
Khi nào cần bổ sung canxi cho trẻ?
Khi bé có các dấu hiệu của việc thiếu canxi, cha mẹ cần chú ý đến vấn đề bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và trẻ lớn, các dấu hiệu có thể bao gồm:
Đổ nhiều mồ hôi, ra mồ hôi trộm vào ban đêm, nhất là khi ngủ.
Hay quấy khóc, giật mình về đêm.
Thiếu canxi trầm trọng gây ra tình trạng trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn, răng mọc chậm, không đều, răng yếu.
Hay vặn mình, nôn trớ sữa.
Chán ăn, biếng ăn
Ngủ không ngon giấc, khó vào giấc.
Nhận thức chậm, thích ứng kém với môi trường xung quanh.
Bé hay bị đau mỏi chân, tay.
Rụng tóc, đặc biệt với các bé dưới 1 tuổi hay bị rụng tóc hình vành khăn.
Thời điểm bổ sung canxi cho trẻ tốt nhất
Thời điểm bổ sung canxi tốt nhất trong ngày là vào buổi sáng, sau bữa ăn sáng khoảng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ. Buổi sáng là thời điểm bắt đầu một ngày mới, nếu bổ sung canxi vào thời điểm này, trẻ sẽ vận động cả ngày, điều này ảnh hưởng tích cực đối với việc hấp thu canxi.
Đồng thời, thời gian từ 6 - 8 giờ sáng là khoảng thời gian trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn, giúp tổng hợp vitamin D3, hỗ trợ quá trình hấp thu canxi.
Ngoài ra, không nên cho con bổ sung canxi vào thời điểm chiều hoặc tối. Đây là thời gian trẻ ít vận động nhất, vì vậy làm giảm khả năng hấp thu canxi, tăng khả năng bị lắng cặn canxi, gây ra các tình trạng táo bón, vôi hóa thành mạch hoặc sỏi thận.
Bổ sung canxi cho bé đúng cách như thế nào?
Lựa chọn loại canxi dễ hấp thu
Đây là một yếu tố cốt lõi trong việc bổ sung canxi. Các mẹ thường rất lo lắng khi cho con sử dụng các sản phẩm bổ sung canxi, bởi nhiều sản phẩm bổ sung canxi thường gây nóng, táo bón…
Khi canxi được bổ sung vào cơ thể mà không đi tới đích cuối cùng là hệ xương, răng thì sẽ gây tăng nồng độ canxi trong máu hoặc tăng lắng cặn do không hấp thu hết, từ đó sẽ hình thành vôi hóa ở thành mạch máu hoặc sỏi ở thận do thận không bài tiết được hết canxi dư thừa ra khỏi cơ thể.
Kết hợp bổ sung vitamin D3 và vitamin K2
Vitamin D3 giúp tăng khả năng hấp thu canxi vào xương, giúp làm giảm tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng. Vitamin này được tổng hợp tự nhiên nhờ sự tiếp xúc của da với tia cực tím từ mặt trời. Vì vậy, việc tắm nắng cho trẻ thường xuyên là một cách đơn giản và hiệu quả giúp bổ sung thêm lượng vitamin D3.
Vitamin K2 hay còn gọi là MK - 7 lại có tác dụng gắn canxi vào xương, tham gia vào quá trình tạo xương của cơ thể. Do đó, hạn chế được tình trạng dư thừa canxi và gây các biến chứng khác nhau.
Có nên tự ý bổ sung canxi cho bé?
Việc bổ sung canxi cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần được xác định bởi bác sĩ chuyên khoa nhi và chuyên khoa dinh dưỡng, tùy theo từng độ tuổi, nhu cầu của từng bé mà bổ sung canxi sao cho hợp lý.
Bố mẹ không nên tự ý dùng các sản phẩm thuốc nhằm bổ sung canxi cho trẻ, việc sử dụng cần có hướng dẫn của các nhân viên y tế.
Thực phẩm bổ sung canxi cho trẻ dễ hấp thu
Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ còn đang bú mẹ thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính. Vì vậy khi bổ sung canxi cho bé sơ sinh qua sữa mẹ thì việc đầu tiên cần làm là cải thiện khẩu phần ăn uống cho người mẹ với những thực phẩm giàu canxi
Đối với trẻ lớn hơn khi đã tự ăn được, cha mẹ có thể bổ sung canxi thông qua các món ăn bổ sung canxi cho bé sau đây:
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa và các món ăn từ sữa đều rất bổ dưỡng cho cơ thể con người. Chúng chứa nhiều dưỡng chất đặc thù, là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống lành mạnh.
Ngoài ra, phô mai và sữa chua có thể giúp tăng khả năng miễn dịch, hạ huyết áp, giúp duy trì cân nặng, giảm nguy cơ tiểu đường và nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Thủy hải sản
Bất kể ai cũng biết những món ăn từ đại dương này rất giàu hàm lượng canxi mà lại còn thơm ngon và cung cấp các thành phần dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể. Các loại thuỷ hải sản giàu canxi bao gồm: tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến...
Cá mòi
Cá mòi có nhiều canxi là vì ăn được cả xương. Với khẩu phần ăn tương đương 92 gam (có cả xương) cung cấp khoảng 35% nhu cầu canxi mỗi ngày.
Không chỉ chứa canxi, cá mòi còn là nguồn cung cấp vitamin B12 tuyệt vời. Đây là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp não và hệ thần kinh của trẻ phát triển khỏe mạnh.
Hơn nữa, cá mòi còn chứa vitamin D – loại vitamin cần thiết cho xương và đặc biệt khó hấp thụ thông qua các loại thức ăn khác.
Cải xoăn
Loại thực phẩm giàu canxi thần kỳ này chứa mọi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mỗi khẩu phần ăn chứa đến 101mg canxi, khoảng 30 calo, một lượng vitamin C và vitamin A cần thiết cho một ngày làm việc.
Ngoài ra, cải xoăn còn cung cấp một lượng đáng kể vitamin K có lợi cho những người mắc bệnh khó đông máu.
Ngũ cốc dinh dưỡng
Những loại ngũ cốc dinh dưỡng như ngũ cốc nguyên cám, cốm, bắp… chứa rất nhiều canxi trong một khẩu phần.
Cam quýt
Trái cây họ cam quýt thường được biết là giàu vitamin C nhưng ít ai biết rằng 1 trái cam lớn cung cấp tới 74 mg canxi tương đương 7% nhu cầu canxi mỗi ngày.
Đậu trắng
Đậu trắng không chỉ chứa nhiều chất xơ lành mạnh giúp no lâu, mà còn chứa protein, kali và rất nhiều canxi: 1 chén đậu trắng chứa 161 mg canxi tương đương 16% nhu cầu mỗi ngày.
Bông cải xanh
Bông cải xanh có hàm lượng dinh dưỡng rất ấn tượng, giàu canxi và các chất dinh dưỡng tốt khác như vitamin A, C, B6. Với 1 chén bông cải nấu chín có chứa 62 mg tương đương 6% lượng canxi cơ thể cần mỗi ngày.
Rau dền
Rau dền là loại rau thân thuộc ở Việt Nam. Canxi tập trung nhiều chủ yếu ở lá. Ngoài ra, rau dền cũng chứa nhiều vitamin A và C. Một chén rau dền (khoảng 250gr) nấu chín cung cấp khoảng 116 mg canxi.
Hạt hạnh nhân
Hạnh nhân là hạt chứa lượng canxi cao nhất trong nhóm các loại hạt. Mỗi 100 gram hạt chứa 815mg canxi, đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng canxi cho trẻ trong một ngày.
Những loại hạt đa phần chứa năng lượng cao nên mỗi ngày chỉ ăn tối đa khoảng 1 nắm là đủ, không nên ăn quá nhiều.
Các sai lầm khi bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và trẻ lớn
Bổ sung càng nhiều canxi càng tốt
Thực tế canxi có vai trò trong quá trình phát triển hệ xương, răng của con. Nhưng bổ sung quá nhiều vượt quá nhu cầu canxi của trẻ sẽ gây ra dư thừa canxi trong máu.
Sử dụng các loại canxi khó hấp thu
Sai lầm phổ biến mà các mẹ hay gặp phải khi bổ sung canxi cho con đó là không biết không biết lựa chọn loại canxi nào là dễ hấp thu.
Như đã nói ở trên, canxi dư thừa trong máu sẽ dẫn đến lắng cặn gây vôi hóa thành mạch, sỏi thận... Vì vậy, khi lựa chọn canxi cho trẻ, các mẹ nên chọn các loại canxi tự nhiên, không gây táo bón cho bé.
Bổ sung canxi cùng với sắt
Canxi và sắt là 2 vi chất cần thiết cho cơ thể con người nhưng việc bổ sung hai loại vi chất này đồng thời sẽ làm giảm hấp thu của cả hai. Nếu cần bổ sung cả hai loại này thì nên bổ sung cách nhau một khoảng thời gian để đảm bảo hấp thu các chất được hiệu quả nhất.
Tổng kết lại, việc bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn là việc làm cần thiết và rất quan trọng. Do đó, các mẹ cần chú ý đến nhu cầu canxi của bé tùy theo lứa tuổi để có cách bổ sung đúng đắn, tránh dư thừa quá mức làm phản tác dụng của việc bổ sung dưỡng chất này.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...