Vì sao cần đề cao công tác phòng tránh cận thị cho trẻ?

Về mặt lý thuyết thì mắt bị cận thị sẽ có độ dài nhãn cầu lớn hơn so với mắt bình thường. Theo báo cáo nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Vệ sinh Thế giới, số người cận thị ở Trung Quốc đã đạt hơn 600 triệu, trong đó học sinh trung học và sinh viên đại học vượt hơn 70%, còn số học sinh tiểu học cận thị cũng gần 40%.

Mặc dù tật cận thị không được xem là triệu chứng nguy hiểm nhưng độ tuổi bị cận thị đang ngày càng tăng ở lứa trẻ em và thanh thiếu niên. Trẻ bị cận thị ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện cũng như gây bất tiện trong sinh hoạt.

Độ tuổi cận thị ngày càng trẻ hóa - Ảnh minh họa: Internet

Chính vì vậy, các chuyên gia sức khỏe trên trang Baby khuyến cáo các bậc phụ huynh tốt nhất nên tăng cường chú ý vấn đề phòng tránh cận thị cho trẻ ngay từ giai đoạn sớm. Một mặt đảm bảo nền tảng tốt cho thể chất của trẻ, mặt khác cũng rèn cho trẻ có thói quen tích cực trong sinh hoạt hằng ngày.

Bố mẹ nên làm tốt những nguyên tắc này để phòng tránh cận thị cho trẻ an toàn và hiệu quả

Muốn con phát triển khỏe mạnh, không thể đợi đến khi bạn phát hiện dấu hiệu trẻ bị cận thị mới bắt đầu thay đổi các thói quen của trẻ, bởi vì lúc này song song với vấn đề điều trị cận thị thì chuyện uốn nắn trẻ sẽ càng khó khăn hơn. Thực tế, không ít nguyên nhân dẫn đến cận thị ở trẻ chính là do bố mẹ cứ phạm sai lầm cơ bản.

Nguyên tắc 1. Rèn luyện cho trẻ thói quen đọc viết khoa học

Thói quen đọc viết khoa học sẽ giúp phòng tránh cận thị cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Một trong những vật thể dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt chính là sách vở. Đến một độ tuổi nhất định, trẻ sẽ càng có hứng thú với sách vở, thời gian tiếp xúc bằng mắt cũng nhiều hơn và ảnh hưởng cũng tăng lên nếu bố mẹ không hướng dẫn trẻ đúng cách.

Bạn cần hỗ trợ cho trẻ nuôi dưỡng thói quen đọc viết với sách vở một cách khoa học. Khoảng cách từ mắt đến sách vở nên duy trì khoảng 33cm là phù hợp, đồng thời tư thế ngồi cũng rất quan trọng. Trẻ nên ngồi thẳng lưng, hai vai cân bằng tự nhiên để giữ khoảng cách tốt với mắt và an toàn cho cột sống.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên dạy trẻ cách cầm bút chuẩn xác. Tay cầm nên cách ngòi bút khoảng 3.3cm. Đây là khoảng cách lý tưởng giúp trẻ viết chữ thuận lợi hơn và cũng tăng cường phòng tránh cận thị cho trẻ do phải cúi đầu quá gần với sách vở.

Nguyên tắc 2. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ và thời gian hoạt động ngoài trời của trẻ

Nghiên cứu cho thấy, khi trẻ được hoạt động ngoài trời khoảng 2 đến 3 tiếng trở lên và tắm nắng khoảng 1 tiếng sẽ có tác dụng quan trọng trong việc kiểm soát và phòng ngừa tật cận thị. Ngoài ra, giấc ngủ đầy đủ cũng phải đảm bảo để không gây rối loạn giờ giấc, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của nhãn cầu.

Đảm bảo cho trẻ hoạt động ngoài trời để tăng cường sức khỏe đôi mắt - Ảnh minh họa: Internet

Môi trường ngủ của trẻ nên có độ tối thích hợp vì nếu để đèn quá sáng sẽ làm hạn chế Melatonin tiết ra, tăng nguy cơ trẻ bị cận thị. Về thời gian giấc ngủ thì trẻ nhỏ cần phải ngủ đủ giấc từ 8 đến 11 tiếng mỗi ngày.

Nguyên tắc 3. Hạn chế cho trẻ tiếp cận quá gần với các đồ điện tử

Một trong những yếu tố quan trọng để phòng tránh cận thị cho trẻ đạt hiệu quả chính là không để trẻ tiếp xúc quá lâu với sản phẩm công nghệ. Đặc biệt khi hai mắt nhìn màn hình trong thời gian dài sẽ khiến số lần chớp mắt và hoạt động của mắt bị giảm đi, dễ gây các triệu chứng như khô mắt, mệt mỏi, nhìn mờ và ảo giác v.v…

Ánh sáng các loại màn hình LED đều chứa một lượng lớn ánh sáng xanh, sức xuyên thấu mạnh đối với tổ chức mắt, có thể xuyên qua giác mạc, thủy tinh thể và làm tổn thương võng mạc mắt. Ngoài ra, điển hình chiếc điện thoại di động vừa có màn hình nhỏ, chữ nhỏ còn có song điện tử cũng gây hại cho sức khỏe của mắt trẻ nhỏ.

Kiểm tra mắt định kỳ để tăng cường phòng tránh cận thị cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên tắc 4. Tiến hành các kiểm tra sức khỏe mắt từ sớm cho trẻ

Bắt đầu khi trẻ được 6 tháng tuổi, bố mẹ có thể tiến hành kiểm tra mắt cho trẻ ở các bệnh viện chuyên khoa uy tín. Hạng mục kiểm tra bao gồm vị trí mắt (trẻ có bị mắt xếch hay không), trạng thái hấp thu ánh sáng (cận thị, viễn thị hay tản sáng) v.v…

Sau đó cứ cách 3 đến 6 tháng lại khám định kỳ cho trẻ, đây là biện pháp tích cực để sớm có thể phát hiện vấn đề về mắt của trẻ và có can thiệp điều trị hiệu quả nhất.

Nguồn: http://baby.39.net/a/180912/6518655.html