Biết được 9 điều này trước khi vào phòng sinh, mẹ chẳng còn phải sợ cơn ĐAU ĐẺ như vẫn nghĩ
Tất cả các bà mẹ đều có chung một tâm lý lo lắng, sợ hãi khi ngày sinh càng đến gần và nhất là khi chuẩn bị vào phòng sinh. Tâm lý của các mẹ thường rất phức tạp, một mặt nôn nao khi biết chỉ trong phút chốc nữa sẽ được gặp mặt và ôm bé vào lòng, mặt khác thường ở Việt Nam người nhà sẽ đợi ở bên ngoài nên bà mẹ có cảm giác một mình đối mặt với sự lo lắng…
1. Thử máu
Nếu bạn đã từng thử máu trước khi sinh 1 tháng, bạn sẽ không phải thử máu lần nữa. Nhưng nếu bạn thử máu cách đó khá lâu, bạn sẽ được yêu cầu lấy máu xét nghiệm HIV lần nữa. Xét nghiệm này nhằm đảm bảo sức khỏe của cả mẹ cả con, để các bác sĩ có cách xử ý kịp thời, và đảm bảo an toàn cho cả những người xung quanh.
2. Tiêm tĩnh mạch
Mẹ cũng có thể được tiêm tĩnh mạch để chống mất nước, giảm đau khi sinh và đỡ bị mất sức khi chuyển dạ.
3. Khởi phát chuyển dạ bằng bóc tách màng ối
Với những mẹ cần khởi phát chuyển dạ do không có cơn co chuyển dạ, do quá ngày dự sinh hoặc do các lý do đặc biệt khác, sẽ được bóc tách màng ối. Phương pháp nhằm kích thích sản xuất prostaglandin – hormone giúp cơn co chuyển dạ xuất hiện.
4. Thụt rửa
Để quá trình sinh nở được thuận tiện và vệ sinh, mẹ sẽ được thụt rửa hậu môn nhằm tống khứ tối đa lượng phân ra ngoài. Ngoài ra một lý do quan trọng hơn, đó là vì phân tích tụ nhiều sẽ cản trở đường ra của em bé, vì thế thụt rửa trước khi sinh là rất cần thiết.
5. Vệ sinh vùng bikini
Mẹ cũng rất có thể được các bác sỹ, hộ sinh giúp đỡ trong việc “dọn dẹp” sạch sẽ vùng bikini. Đây là bước quan trọng để việc đỡ đẻ hoặc mổ đẻ được thuận tiện hơn. Nếu ngượng, mẹ có thể thực hiện thao tác này ở nhà, trước khi đến bệnh viện nhé.
6. Khám trong
Hầu như các mẹ rất sợ khám trong. Đó là thủ thuật để bác sĩ đo độ dãn cổ tử cung. Bác sĩ sẽ đeo găng tay và dùng ngón tay đưa vào cửa mình của bạn để xem chừng cổ tử cung. Nếu bạn gồng mình, thao tác khám trong của bác sĩ sẽ khó hơn và dĩ nhiên bạn sẽ đau hơn. Trong mỗi lần sinh con, có thể bạn sẽ “được” khám trong cả chục lần có dư, từ lúc bạn bước vào phòng nhận bệnh cho đến khi bạn sinh con thành công. Và hầu như là các bà đẻ rất sợ thủ thuật khám trong này.
7. Bấm ối
Một số chị em được bác sĩ bấm ối, có lẽ để cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh hơn. Thường thì thao tác này se được thực hiện khi bạn đã vào phòng sinh. Bấm ối khác với chọc ối. Chọc ối là để xét nghiệm dị tật thai nhi, bác sĩ sẽ dùng kim để lấy ối xét nghiệm. Còn bấm ối là thủ thuật làm cho nước ối chảy ra trong quá trình sinh con.
8. Rạch tầng sinh môn
Bác sỹ sẽ quan sát tình trạng đáy chậu của mẹ, từ đó quyết định có rạch tầng sinh môn hay không. Rạch tầng sinh môn là thủ thuật giúp em bé chui ra dễ dàng hơn, ít gặp biến chứng sinh nở.
9. Về phòng hậu phẫu
Chúc mừng bạn, cuộc vượt cạn của bạn đã thành công. Ban đã gặp thiên thần bé bỏng chưa? Bạn sẽ ở phòng hậu phẫu khoảng 4-6 tiếng, hoặc lâu hơn cho đến khi đã có phòng cho mẹ và con. Ở phòng hậu phẫu, bạn cứ nằm nghỉ ngơi, nếu đỡ mệt thì cho con bú mẹ nhé. Sữa non rất tốt cho con. Nhưng nếu quá kiệt sức, bạn hãy chỉ nghỉ ngơi và nghỉ ngơi thôi, em bé đã có người nhà lo rồi.
Lúc này người thân, bạn bè… có thể đến thăm bạn rồi. Nhưng vì cơ thể còn mệt, nếu trò chuyện nhiều bạn sẽ dễ bị ho – mỗi cơn ho là một cơn đau, nên bạn hạn chế nói nhé. Nếu cần nghỉ ngơi, hãy giữ bí mật phòng sinh để bạn không bị làm phiền.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.