Bệnh xương khớp là gì?

Đau nhức xương khớp là tình trạng tổn thương các khớp xương kèm theo các triệu chứng sưng khớp, cứng khớp, đau và nhức mỏi khớp, biến dạng khớp…

Các căn bệnh xương khớp thường gặp như: thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống, viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm trùng, bệnh gout, loãng xương…

Nguyên nhân gây bệnh xương khớp

Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh xương khớp gồm các nguyên nhân dưới đây:

Hậu quả do tuổi tác: Con người khi lớn tuổi thì các khớp xương yếu dần và lão hóa khi có tác động. Đặc biệt, ở người cao tuổi, việc suy giảm chức năng tác động đến hệ thống xương khớp gây thoái hóa khớp.

Bệnh xương khớp thường phổ biến ở người già do quá trình lão hoá - Ảnh minh họa: Internet

Đau xương khớp do vận động: xương khớp bị tổn thương do tác động của công việc ảnh hưởng không tốt đến xương. Các công việc có đặc thù ngồi lâu hoặc đứng lâu cũng gây nên co cứng các khớp xương, thường gặp ở dân văn phòng.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học: chế độ ăn uống không đầy đủ dưỡng chất, canxi… dẫn tới thiếu chất không đủ canxi để nuôi các khớp cũng là nguyên nhân gây bệnh. Ngược lại, những người ăn dư chất dẫn đến béo phì cũng khiến các áp lực lên xương khớp tăng cao gây khó chịu.

Chấn thương, tai nạn: các va đập, chấn thương khi tham gia giao thông, lao động… gây tổn thương xương khớp.

Rối loạn chuyển hoá: trong đó tăng axit uric là nguyên nhân chính gây bệnh gout, hay do rối loạn tuần hoàn, thiếu máu ở vùng cột sống hoặc do sự kéo giãn dây thần kinh quá mức gây ra rối loạn chức năng của dây thần kinh vùng vai gáy nên gây ra chứng co cứng và đau rút cục bộ.

Dấu hiệu bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp thường xuất hiện các cơn đau, đặc biệt vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, dấu hiệu đau nhức chỉ thuyên giảm sau khi đã xoa bóp 15 – 20 phút. Tuy nhiên cũng có khi xuất hiện những cơn đau bất ngờ.

Sưng, đỏ vùng xương khớp bị mòn, khô.

Cử động sẽ đau nhói, vướng víu.

Cảm giác tê bì chân tay và các khớp xương không còn linh hoạt.

Vùng bị viêm sẽ đau âm ỉ hoặc dữ dội, có khi kèm cảm giác nhói như điện giật. Cơn đau lúc đầu ngắn, sau kéo dài hàng giờ. Đau cũng có thể xuất hiện sau khi vận động mạnh, lao động căng thẳng, mệt mỏi, thời tiết thay đổi.

Kèm theo các cơn đau tại vị trí viêm xương khớp, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, kén ăn, rối loạn tiêu hoá…

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh xương khớp là các cơn đau âm ỉ tại vị trí viêm - Ảnh minh họa: Internet

Cách điều trị bệnh xương khớp

Để điều trị bệnh xương khớp được hiệu quả, người bệnh có thể kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Có thể dùng thấy tây, thuốc nam, vật lý trị liệu…để điều trị.

Chữa bệnh xương khớp bằng thuốc tây

Tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ bệnh, các bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc như sau:

Thuốc giảm đau: Tùy thuộc vào mức độ cơn đau và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc giảm đau xương khớp phù hợp. Loại thuốc thường được sử dụng là paracetamol.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Nếu sử dụng paracetamol mà không kiểm soát được cơn đau nhức xương khớp có thể bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau mạnh hơn, có thể là thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Bệnh nhân xương khớp cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc - Ảnh minh họa: Internet

Tiêm steroid: Có thể được sử dụng để trị đau nhức xương khớp khi các loai thuốc trên không hiệu quả. Steroid được tiêm trực tiếp vào vị trí đau nhức. Tuy nhiên, Steroid chỉ có tác dụng ngắn hạn. Nếu tiêm Steroid có hiệu quả thì chỉ được tiêm tối đa 3 mũi trong cùng vị trí đau, khoảng cách từ 3 – 6 tháng giữa các mũi tiêm.

Chữa bệnh xương khớp bằng Đông y

Có nhiều bài thuốc Đông y đã được ông cha ta sử dụng từ xưa tới nay, được chứng minh qua hàng thế kỷ. Một số bài thuốc phổ biến như:

Bài thuốc từ cây cỏ xước

Trong Đông y cỏ xước có tên gọi là ngưu tất nam, đây là một loại cây thân thảo, thường mọc hoang và sống lâu năm, có khả năng cao trên 1m, thân có nhiều lông mềm, lá hình trứng, mọc đối và có mép lượn sóng.

Cách bào chế bài thuốc như sau: Nhổ toàn cây lấy cả rễ, đem rửa sạch, thái lát, có thể sử dụng lúc lá còn tươi hoặc đem phơi khô để sử dụng dài ngày. Sắc cỏ xước với nước, mỗi ngày uống thuốc sắc với 10 - 16g cỏ xước để chữa đau lưng, đau xương cột sống, đau nhức gân cốt, sưng khớp gối.

Bài thuốc từ cây lá lốt

Cây lá lốt có rất nhiều công dụng trong điều trị xương khớp - Ảnh minh họa: Internet

Lá lốt được biết đến là thần dược trị đau nhức xương khớp, chữa sưng viêm, phong thấp hiệu quả.

Cách bào chế bài thuốc để chữa đau nhức xương khớp từ cây lá lốt: Lấy lá lốt tươi đem phơi ở trong bóng râm (chú ý không phơi ngoài ánh nắng mặt trời) cho đến khi lá héo thì thực hiện cho vào nồi nước để sắc trong vòng 30 phút thì dừng lại. Để thuốc ấm rồi lọc lấy phần nước để sử dụng mỗi ngày từ 1-2 lần, sử dụng kiên trì trên 7 ngày sẽ thấy được tác dụng giảm đau nhức xương khớp.

Ngải cứu trắng

Cách sử dụng: Ngải cứu trắng rửa sạch, thêm muối rồi đổ nước nóng lên. Sau đó đắp vào khớp bị sưng đau. Cây ngải cứu có tác dụng làm giảm đau nhức xương khớp và khớp sẽ bớt sưng hơn. Ngoài ra, cách này còn có tác dụng phòng ngừa bệnh nếu thực hiện hàng ngày.

Cách chữa bệnh xương khớp bằng chân gà

Chân gà chứa đến 80% các bó sợi collagen, các tế bào, chất elastin và chất nền bao gồm glucoprotein, chondroitin, canxi và các khoáng chất cần thiết. như vậy có thể thấy chân gà là một thành phần vô cùng hữu ích, chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bị đau xương khớp.

Cách chế biến: Sau khi làm sạch chân gà (gà ta hoặc gà công nghiệp đều được), bỏ chân gà và lạc (đậu phộng) vào nồi, cho thêm 1 lít nước + gia vị vừa miệng hầm trong khoảng 1 đến 1 tiếng rưỡi là được.

chân gà hầm đậu phộng là món ăn dinh dưỡng trị bệnh xương khớp - Ảnh minh họa: Internet

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xương khớp

Người bị bệnh xương khớp nên ăn gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân xương khớp nên có chế độ ăn cân bằng và đa dạng hoá việc thu nạp vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hoá và các chất dinh dưỡng khác, bao gồm:

Sữa và các loại thực phẩm từ sữa

Sữa và các loại thực phẩm từ sữa chứa nhiều canxi - là thành phần cấu tạo nên xương – do vậy việc uống sữa đều đặn sẽ giúp chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe. Đặc biệt tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ và cột sống lưng.

Bổ sung thực phẩm có Acid béo omega-3

Các loại cá như cá thu, cá ngừ, có hồi, tôm, cua… và các loại hạt như hạt óc chó… là nguồn thực phẩm có nhiều acid omega – 3. Chất này có tác dụng ngăn cản phản ứng của hệ miễn dịch gây viêm khớp, làm giảm các chứng đau mỏi… 

Chế độ dinh dưỡng cân bằng và đa dạng rất cần thiết cho người bệnh xương khớp - Ảnh minh họa: Internet

Rau xanh và trái cây

Rau xanh và trái cây có tác dụng tốt với bệnh xương khớp  nhờ chứa lượng lớn vitamin và chất xơ, rất tốt cho sức khỏe những người bị đau khớp. Bạn có thể tìm được trong nhiều loại trái cây như dứa, chanh, bưởi, đu đủ,… các men kháng viêm và vitamin C giúp giảm các triệu chứng của viêm khớp.

Các loại rau xanh như cải mầm, rau bina, cải xanh, cải xoăn, bắp cải, bông cải… là những nguồn thực phẩm có tác dụng tốt để giảm thiểu tình trạng viêm khớp.

Người bị bệnh xương khớp cũng nên kiêng các loại thực phẩm: cà phê, các thực phẩm có hàm lượng muối cao, bột mì, các loại quả có hàm lượng đường cao như chuối, đào, dưa hấu… sẽ khiến bệnh xương khớp trở nên tồi tệ hơn.

Ngoài ra, cần kết hợp với chế độ luyện tập thể dục điều độ, nhẹ nhàng để tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt của các khớp xương.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh xương khớp cũng như cách điều trị như thế nào. Bạn đọc có thể tham khảo để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình được tốt hơn.