Bệnh tiểu đường là gì?

Trước khi đi sâu tìm hiểu nội dung bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì thì hãy cùng nhau điểm qua vài nét về loại bệnh lý này.

Đây là loại bệnh rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, khiến lượng đường trong máu tăng cao. Nguyên nhân thường thấy là tế bào không sử dụng được hormone có nhiệm vụ đưa đường vào tế bào hoặc do tuyến tụy bị tổn thương làm mất đi khả năng sản sinh ra hormone này vĩnh viễn.

Bệnh tiểu đường là bệnh lý thường gặp nhất hiện nay gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không kịp thời phát hiện và điều trị hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh tiểu đường thuộc nhóm bệnh ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường huyết (glucose) để tạo ra năng lượng hoạt động, nhất là bộ não.

Hiện nay, bệnh lý này là một trong số các loại bệnh gây tử vong hàng đầu, đứng sau ung thư và tim mạch. Vì vậy khi biết được các thực phẩm nên ăn và những loại cần phải kiêng, người bệnh sẽ dễ dàng hơn trong việc phòng ngừa và điều trị các biến chứng có thể xảy ra.

Người tiểu đường không nên ăn hoa quả gì?

Người mắc bệnh tiểu đường luôn được bác sĩ khuyên là chế độ dinh dưỡng hợp lý để kiểm soát lượng đường trong máu. Theo các nghiên cứu, người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột và các thực phẩm chứa carbohydrat.

Bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì? Đầu tiên đó là những loại trái cây chín và có độ ngọt mang lại lượng đường cao cho cơ thể, chẳng hạn như:

Quả mít

Nhiều người thích ăn mít, tuy nhiên đối với người mắc chứng tiểu đường nên hạn chế ăn loại trái cây này. Bởi nó là một loại trái cây ngọt có chứa hàm lượng đường cao.

Người mắc chứng tiểu đường nên hạn chế ăn mít thường xuyên để đảm bảo hàm lượng đường huyết luôn trong tình trạng ổn định - Ảnh minh họa: Internet

Đặc biệt trong mít còn chứa rất nhiều glucose fructose, khi ăn vào cơ thể sẽ hấp thụ ngay lập tức. Từ đó dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu gây tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Sầu riêng

Một vài nghiên cứu cho thấy, phần thịt của 3 hạt sầu riêng tương đương với lượng đường của 1 lon cocacola hoặc một bát cơm trắng. Vì thế, người bệnh tiểu đường tốt nhất nên tránh xa loại trái cây này. Nếu thích ăn sầu riêng thì chỉ nên ăn khoảng 1 múi là đủ.

Tiểu đường có được ăn chuối không?

Bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì? Người mắc chứng tiểu đường có được ăn chuối không? Trên thực tế chuối là một loại trái cây giàu chất xơ, vitamin C, vitamin B6 cùng kali có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp điều chỉnh huyết áp giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

Quả chuối là đáp án chính xác cho câu hỏi người bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì? - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên nó cũng có hàm lượng đường cao, nhiều nhất ở chuối chín. Đặc biệt là fructose, sucrose, glucose và dextrose. Ngoài ra, trong chuối còn chứa một hàm lượng lớn tinh bột không tốt cho người bệnh tiểu đường khi ăn quá nhiều.

Dưa hấu

Theo các chuyên gia cho rằng trong 1 ly dưa hấu chứa khoảng 14 gram carbohydrate. Do đó, nếu người bệnh tiểu đường muốn ăn dưa hấu thì cần phải giảm carbohydrate trong bữa ăn tiếp theo để duy trì sự ổn định lượng đường trong máu.

Đặc biệt để kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả, người bệnh tốt nhất ăn từ 40 - 60 gram carbohydrate mỗi ngày.

Quả xoài

Xoài là đáp án chính xác cho câu hỏi người bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì? Bởi loại trái cây này chứa đến 45g đường dẫn đến nguy cơ tăng đường huyết rất cao. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn với số lượng vừa phải.

Người bệnh tiểu đường có thể ăn xoài nhưng chú ý ăn với liều lượng vừa phải để đảm bảo không gây ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Vải và nhãn

Người bệnh tiểu đường khi ăn nhiều vải thiều và nhãn sẽ dễ gặp phải tình trạng no và cảm giác đầy bụng. Đặc biệt có thể làm giảm khả năng hấp thu các thực phẩm khác. Ngoài ra, 2 loại trái cây này đều có tính nóng, những trường hợp đang bị mụn, nhọt, mắc bệnh ngoài da, ho có đờm cũng không nên ăn.

Trái cây sấy khô

Trái cây sấy khô chứa hàm lượng đường khá cao. Ngoài ra chúng còn chứa các loại chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng. Chính vì thế, người bệnh tiểu đường cần tuyệt đối tránh loại thực phẩm này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Những loại trái cây khô thường được sấy và chứa nhiều đường. Điều này càng làm tăng lượng đường trong máu lên cao. Đồng thời không có chức năng ngăn chặn hay đẩy lùi bệnh.

Các loại trái cây sấy khô thường chứa nhiều chất tạo màu và chất bảo quản gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe người bệnh tiểu đường - Ảnh minh họa: Internet

Quả lê

Các chuyên gia khuyến cáo người mắc bệnh tiểu đường hạn chế ăn lên. Bởi trung bình 1 quả lê chứa khoảng 15 gam đường. Nếu ăn loại trái cây này thường xuyên hàng ngày, hàm lượng đường trong người bệnh có nguy cơ tăng nhanh và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Quả nho

Nho cũng là một trong số những loại trái cây nằm trong danh sách người bệnh tiểu đường nên tránh. Bởi nó chứa đến 23gam đường có khả năng gây tăng lượng đường huyết trong máu nhanh chóng.

Nho nằm trong danh sách những loại trái cây có chứa hàm lượng đường cao không tốt cho người bệnh tiểu đường nếu ăn quá nhiều - Ảnh minh họa: Internet

Quả dứa

Dứa là một loại thực phẩm có chứa lượng đường cao, đặc biệt nhiều nhất ở những quả chín. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn nhưng nên giới hạn về lượng. Người bệnh nên cắt dứa thành khối và chỉ ăn đủ một 1/2 chén. Tuyệt đối không được ăn dứa đóng hộp đã được làm ngọt với đường.

Một số lưu ý cho người bệnh tiểu đường khi ăn trái cây

  • Đối với người mắc bệnh tiểu đường, ngoài việc hạn chế ăn các loại trái cây không tốt cho sức khỏe cần biết cách ăn như thế nào để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Dưới đây là một số lưu ý mà người bệnh nên tham khảo:
  • Người bệnh tiểu đường không kiêng trái cây ngọt mà chỉ ăn với liều lượng vừa đủ.
  • Không nên ăn quá nhiều trái cây trước khi đi ngủ mà nên cách ít nhất khoảng 2 tiếng
  • Không nên ăn một loại trái cây nhất định mà phải thay đổi đa dạng các loại trái cây khác nhau. Đặc biệt hạn chế ăn các loại trái cây khô hay đóng hộp
  • Lựa chọn nơi mua hoa quả uy tín và chất lượng để tránh mua nhầm trái cây chứa chất bảo quản hay thuốc trừ sâu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Người bệnh không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn. Bởi điều này sẽ làm gia tăng lượng đường trong máu. Cách tốt nhất là bên ăn trái cây sau bữa ăn ít nhất 2 tiếng. Thời gian thích hợp để ăn trái cây là giữa buổi sáng, khoảng 11 giờ sáng hoặc vào buổi tối lúc 5 giờ chiều.
  • Nên ăn cả quả và hạn chế ăn dưới dạng nước ép để bổ xung cả chất xơ cần thiết cho cơ thể.
  • Tránh ăn liên tục, tốt nhất là cách nhau khoảng 2 giờ đồng hồ để ngăn ngừa tình trạng lượng đường trong máu tăng quá cao.

Bài viết trên đã giải đáp đầy đủ cho thắc mắc bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì. Người bệnh có thể tham khảo để hạn chế nhằm phòng tránh bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.