Parkinson ít phổ biến hơn ở phụ nữ

Bệnh Parkinson là một tình trạng ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Khi bị Parkinson, các tế bào thần kinh trong não tạo ra chất dẫn truyền thần kinh dopamine bị hư hỏng hoặc chết. Khi điều này xảy ra, nó sẽ dẫn đến các triệu chứng như run, cứng cơ và chuyển động chậm lại.

Giới tính sinh học là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của bệnh Parkinson. Khi so sánh với phụ nữ, đàn ông mắc bệnh Parkinson nặng hơn 1.5 lần.

Làm thế nào để là phụ nữ bảo vệ bản thân chống lại bệnh Parkinson? Và phụ nữ và đàn ông có các triệu chứng bệnh Parkinson khác nhau không? Hãy cùng tìm hiểu ở phần dưới đây.

Tuổi khởi phát bệnh Parkinson ở phụ nữ

Nguy cơ phát triển bệnh Parkinson tăng lên theo tuổi. Theo Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ (NINDS), độ tuổi khởi phát trung bình của bệnh Parkinson là khoảng 70 tuổi.

Có bằng chứng cho thấy bệnh Parkinson có thể phát triển ở phụ nữ muộn hơn ở nam giới. Một nghiên cứu năm 2007 đã điều tra ảnh hưởng của giới tính sinh học đối với các đặc điểm khác nhau của bệnh. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá 253 người sống với bệnh Parkinson. Họ phát hiện ra rằng, so với nam giới mắc bệnh Parkinson, tuổi khởi phát bệnh ở nữ giới chậm hơn 2,1 năm.

Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2015 lại không tìm thấy sự khác biệt về độ tuổi khởi phát bệnh Parkinson giữa nam và nữ.

Các triệu chứng bệnh như thế nào?

Bệnh Parkinson là một bệnh tiến triển, có nghĩa là các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Các triệu chứng chính của bệnh Parkinson là:

Run tay, cánh tay, run chân

Cơ bắp cứng đờ

Chậm cử động (bradykinesia), chuyển động chậm lại

Thay đổi về thăng bằng và tư thế

Các triệu chứng của bệnh Parkinson có thể khác nhau rất nhiều giữa các cá nhân bất kể giới tính và phụ nữ có thể có các triệu chứng khác với nam giới. Khi phụ nữ được chẩn đoán lần đầu, run thường là triệu chứng nổi trội. Theo một nghiên cứu năm 2020, dạng bệnh Parkinson này có liên quan đến việc suy giảm chức năng vận động chậm hơn. Ngược lại, triệu chứng ban đầu ở nam giới thường là thay đổi thăng bằng hoặc tư thế, có thể bao gồm cả dáng đi bị “đơ” và ngã.

Sự khác biệt trong các triệu chứng không vận động

Trong khi các triệu chứng vận động tạo nên các triệu chứng chính của bệnh Parkinson, những người sống chung với bệnh Parkinson cũng có thể gặp các triệu chứng tiềm ẩn khác là các triệu chứng không vận động. Chẳng hạn như thay đổi cảm xúc (trầm cảm, lo lắng hoặc cáu kỉnh); vấn đề với giấc ngủ; khó nuốt, nhai hoặc nói; các vấn đề về nhận thức, chẳng hạn như khó khăn với trí nhớ hoặc suy luận; chuột rút; sự mệt mỏi…

Một nghiên cứu năm 2012 về các triệu chứng không vận động ở 951 người bị bệnh Parkinson cho thấy phụ nữ có nhiều khả năng gặp phải đau đớn, sự mệt mỏi, cảm giác buồn bã hoặc lo lắng, táo bón, chân luôn động đậy.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nam giới có nhiều khả năng mắc các triệu chứng không vận động như rối loạn chức năng tình dục, ban ngày mệt mỏi, chảy nước dãi.

Hiện không có cách chữa trị cho bệnh Parkinson. Tuy nhiên, thuốc có thể giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến tình trạng này. Khi các loại thuốc không có hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng bệnh Parkinson, các lựa chọn điều trị khác có thể được khuyến nghị. Đó là kích thích não sâu (DBS) và phẫu thuật não.

Tác dụng của estrogen

Tại sao lại có sự khác biệt về bệnh Parkinson giữa nam và nữ? Có vẻ nguyên nhân là nhờ hormone estrogen.

Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy tuổi mãn kinh muộn hơn và thời gian sinh sản dài hơn có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh bệnh Parkinson thấp hơn. Đây là cả hai dấu hiệu của việc tiếp xúc với estrogen trong suốt cuộc đời của một người phụ nữ.

Điều vẫn chưa được giải thích đầy đủ là tại sao estrogen lại có tác dụng này.

Một đánh giá năm 2019 lưu ý rằng estrogen có thể thúc đẩy sản xuất, giải phóng và luân chuyển dopamine. Ngoài ra, các tác dụng sinh học của estrogen có thể giúp bảo vệ phụ nữ khỏi bị tổn thương do viêm hoặc căng thẳng oxy hóa trong não có thể góp phần gây ra bệnh Parkinson.

Những thách thức về điều trị ở phụ nữ

Phụ nữ mắc chứng bệnh Parkinson có thể gặp nhiều vấn đề trong quá trình điều trị hơn nam giới và thường mất nhiều thời gian hơn để tìm cách điều trị. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy thời gian từ khi bắt đầu có triệu chứng đến khi gặp bác sĩ chuyên khoa về rối loạn vận động lâu hơn 61% đối với phụ nữ.

Phụ nữ cũng tiếp xúc với liều lượng cao hơn của thuốc điều trị bệnh Parkinson như levodopa. Tiếp xúc với levodopa cao hơn có thể dẫn đến tăng tỷ lệ các tác dụng phụ tiêu cực như rối loạn vận động (cử động bất thường không tự chủ).