Bệnh máu nhiễm mỡ là một vấn đề phổ biến hiện nay, liên quan đến một số rối loạn dẫn đến chất béo dư thừa trong máu. Bệnh có thể điều trị được nhưng phải trong một thời gian dài. Để công việc điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn mời các bạn tham khảo nội dung Bệnh máu nhiễm mỡ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị để có những thông tin hữu ích nhất nhé.

Tìm hiểu Bệnh máu nhiễm mỡ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

1. Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ


Ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol gây nên tình trạng máu nhiễm mỡ. Ảnh: Internet

Nguyên nhân khiến xuất hiện và tăng lượng mỡ máu chính là sự tăng nồng độ cholesterol trong máu, bắt nguồn từ nguyên nhân chính là từ lượng thực phẩm bạn ăn hằng ngày giàu cholesterol, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể làm tăng mức cholesterol trong máu của bạn. Một số thực phẩm tiêu biểu như là:

  • Phô mai
  • Lòng đỏ trứng gà
  • Thực phẩm chiên và chế biến
  • Kem
  • Bánh ngọt
  • Thịt nạc

Bên cạnh đó còn ảnh hưởng từ việc không tập thể dục nhiều, dẫn đễn việc tăng cân và tăng cholesterol trong máu của bạn. 

Một nguyên nhân nữa là khi bạn già đi thì mức cholesterol trong máu của bạn cũng sẽ tăng lên. 

Việc máu nhiễm mỡ cũng có thể bắt nguồn từ di truyền trong gia đình. Khi người thân bạn có lượng cholesterol trong máu cao thì cũng có nghĩa là bạn sẽ dễ bị máu nhiễm mỡ hơn, ngay cả khi bạn vẫn còn trẻ.

2. Những dấu hiệu và rủi ro của bệnh máu nhiễm mỡ? Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Hầu hết những người bị tăng lượng chất béo trong máu đều không có triệu chứng gì rõ ràng ban đầu, căn bệnh này không phải là một cái gì tiến triển mà bạn có thể cảm nhận thấy, bạn chỉ có thể biết có bị hay không thông qua xét nghiệm hoặc khi nó đã để lại ảnh hưởng nặng nề cho cơ thể. 

Khi lượng cholesterol cùng với các chất béo trung tính, các chất béo khác, tích tụ bên trong động mạch sẽ khiến các mạch máu hẹp hơn và máu khó đi hơn, ít dẫn máu đi nuôi cơ thể cũng như tuần hoàn não, khiến một trong những căn bệnh liên quan mắc phải đầu tiên chính là huyết áp cao. 

Mặc khác, sự tích tụ mỡ khiến hẹp mạch máu có thể gây ra các cục máu đông, nếu các cục máu đông này vỡ ra và di chuyển sẽ gây ra những cơn đau tim, nếu chúng đi vào não có thể gây ra đột quỵ.

3. Chẩn đoán căn bệnh máu nhiễm mỡ như thế nào?


Kiểm tra máu để biết chính xác có bị máu nhiễm mỡ hay không. Ảnh: Internet

Muốn biết chắc chắn có bị bệnh máu nhiễm mỡ hay không các bạn phải tiến hành kiếm tra mức lipid trong máu thường xuyên thông qua xét nghiệm máu, xét nghiệm về chỉ số lipoprotein về mức

  • LDL cholesterol: Mức cholesterol "xấu" tích tụ trong động mạch của bạn.
  • Cholesterol HDL: Cholesterol "tốt" làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
  • Triglyceride: Một loại chất béo khác trong máu của bạn
  • Chỉ số cholesterol: Một sự kết hợp của ba chỉ số trên

Tổng lượng cholesterol từ 200 mg/dL trở lên là đã vượt quá mức bình thường. Bác sĩ sẽ xem xét những yếu tố như tuổi, cho dù bạn có hút thuốc hay không, các thành viên trong gia đình có bị bệnh về tim mạch, máu nhiễm mỡ hay không để đưa ra phương hướng điều trị thích hợp nhất. 

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị người lớn từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra cholesterol 4 đến 6 năm 1 lần.

4. Máu nhiễm mỡ có chữa được không? Phải có biện pháp điều trị đúng đắn


Bệnh máu nhiễm mỡ hoàn toàn có thể điều trị được. Ảnh: Internet

Để có thể trị được bệnh máu nhiễm mỡ đòi hỏi các bạn phải kiên trì thay đổi lối sống để làm giảm cholesterol bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, giảm cân và tập thể dục:

  • Chuyển sang ăn những loại thức ăn ít chất béo, hoặc chất béo dễ chuyển hóa, dễ tiêu.
  • Ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ như bột yến mạch, táo, chuối, lê, mận, đậu xanh, đậu lăng và đậu lima. 
  • Bổ sung dùng cá trong bữa ăn ít nhất hai lần/tuần.
  • Hạn chế rượu bia, kiêng đồ uống có cồn.
  • Đẩy mạnh thói quen tập thể dục, tập ít nhất 30 phút một ngày với cường độ vừa phải như đi bộ nhanh, duy trì đều đặn các ngày trong tuần. Không cần phải gắng sức nhiều mà chỉ cần tập theo sức khỏe, thậm chí ban đầu bạn tập 10-15 phút mỗi ngày, rồi tăng dần cường độ lên sẽ giúp cải thiện sức khỏe từ từ.
  • Bên cạnh việc tập thể dục và thay đổi lối sống thì các bạn cũng nên kết hợp thêm với thuốc mà bác sĩ kê để đưa mức cholesterol về mức ổn định và bình thường nhanh hơn, đơn cử như một số loại thuốc ngăn ngừa gan tạo ra cholesterol và một số loại thuốc chứa axit nicotinic sẽ giúp giảm cholesterol LDL và chất béo trung tính, làm tăng cholesterol HDL trong máu có ích.
  • Ngoài ra còn có một số loại thuốc giúp cơ thể hạn chế hấp thụ cholesterol có chọn lọc, hoặc kích thích cơ thể tiêu thụ cholesterol nhiều hơn và từ đó sẽ làm giảm lượng cholesterol trong máu của bạn.

Từ việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống kết hợp sử dụng thuốc sẽ dần làm giảm mức cholesterol có hại thì sẽ chữa trị được căn bệnh máu nhiễm mỡ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim, đột quỵ và các vấn đề khác. Chúc các bạn thành công và luôn có sức khỏe tốt, khỏe mạnh nhất.