Chúng ta ai cũng có những thói quen xấu và rất khó để có thể phá vỡ và loại bỏ chúng. Cùng xem cách loại bỏ thói quen xấu để thoát khỏi vòng luẩn quẩn do chúng điều khiển và khám phá những tiềm năng, điều mới mẻ của bản thân, cuộc sống, tận hưởng những niềm vui khi từ bỏ những thói quen xấu mà tưởng như chẳng bao giờ bỏ được chúng nhé.
Học cách loại bỏ thói quen xấu đơn giản
1. Nguyên nhân hình thành những thói quen xấu
Hầu hết các thói quen xấu của bạn đều được hình thành do sự căng thẳng và chán nản. Chúng được tạo thành chỉ đơn giản là một cách đối phó với sự căng thẳng và chán nản của bản thân. Từ việc cắn móng tay, lãng phí thời gian trên mạng, chi tiêu quá nhiều tiền vào mua sắm, mỹ phẩm, nằm dài trên giường cả ngày,.....
Tìm hiểu nguyên nhân hình thành thói quen xấu. Ảnh: Internet
Tất nhiên, đôi khi sự căng thẳng hoặc chán nản chỉ là biểu hiện bề mặt của các nhân tố tác động sâu sắc hơn, đòi hỏi bạn phải trung thực với bản thân để tìm ra nguyên nhân thực sự hình thành những thói quen xấu này như là sự sợ hãi, niềm tin, sự lo lắng, bối rối không yên để bạn phải chấp nhận những thói quen không tốt này.
Khi đã nhận thức được những thói quen không tốt này và mong muốn loại bỏ chúng, tham khảo những lời khuyên về cách loại bỏ những thói quen xấu, dạy cho bản thân mình những phương pháp mới để đối phó với căng thẳng và chán nản, bạn sẽ khám phá được nhiều điều bất ngờ về bản thân hơn bạn tưởng.
2. Nguyên tắc đầu tiên để bỏ thói quen xấu: Đơn giản là thay thế thói quen
Tất cả các thói quen mà bạn có bây giờ - dù tốt hay xấu - đều có mặt trong cuộc sống bạn vì một lý do nào đó. Và theo một cách nào đó, các hành vi này mang lại lợi ích cho bạn, ngay cả khi chúng có hại cho bạn theo những cách khác.
Thói quen xấu có những lợi ích nhất định nên bạn khó từ bỏ được chúng. Ảnh: Internet
Đôi khi là lợi ích sinh học nhưng có khi lại là lợi ích về mặt cảm xúc, tinh thần,...Và những "lợi ích" này cũng kéo theo những thói quen xấu nhỏ hơn. Ví dụ: Kiểm tra email ngay khi vừa bật máy tính có thể làm cho bạn cảm thấy được kết nối và tràn đầy hứng khởi làm việc. Đồng thời khi xử lý tất cả những email công việc vô hình chung sẽ làm giảm năng suất của bạn, phân chia sự chú ý của bạn, và áp đảo bạn với căng thẳng. Tuy nhiên, nó mang lại cảm giác bạn đang theo kịp cái gì đó, không bị bỏ lỡ điều gì nên bạn sẽ lặp lại thói quen này.
Vì những thói quen xấu mang lại một số lợi ích trong cuộc sống của bạn, rất khó để loại bỏ chúng. (Đó là lý do tại sao những lời khuyên đơn giản như "dừng làm việc đó" hiếm khi có tác dụng)
Thay vào đó, để từ bỏ những thói quen xấu, bạn cần phải thay thế chúng với một thói quen mới mang lại một lợi ích tương tự.
Ví dụ, bạn hút thuốc khi bị căng thẳng, thì cái kế hoạch dừng hút thuốc mỗi lúc căng thẳng sẽ chẳng bao giờ thực hiện được. Thay vào đó, bạn nên đưa ra một cách khác để đối phó với căng thẳng và chèn thêm hành vi mới thay vì hút thuốc lá.
Nói cách khác, những thói quen xấu liên quan đến những nhu cầu nhất định trong cuộc sống của bạn. Và vì lý do đó, nên thay thế những thói quen xấu của bạn bằng một hành vi mạnh mẽ hơn, đáp ứng nhu cầu đó. Nếu bạn chỉ đơn giản là muốn bỏ những thói quen xấu mà không thay thế chúng, thì bạn sẽ có những nhu cầu nhất định không được đáp ứng và rất khó để tuân thủ thói quen "không làm việc đó" trong một thời gian dài.
3. Muốn từ bỏ thói quen xấu nên bắt đầu từ đâu?
Nhận thức rõ tần suất và những yếu tố tác động khiến bạn lặp lại thói quen xấu. Ảnh: Internet
Nếu bạn đang tìm hướng đi hay điểm bắt đầu để từ bỏ một thói quen xấu thì hãy bắt đầu với nhận thức của bạn trước tiên. Hãy nắm rõ:
- Khi nào thói quen xấu diễn ra?
- Bạn làm nó mỗi ngày bao nhiêu lần?
- Lúc đó, bạn ở đâu?
- Ai ở cùng bạn?
- Điều gì gây nên hành vi và làm cho nó bắt đầu?
Chỉ cần theo dõi và trả lời những câu hỏi trên là bạn đã nhận thức rõ hơn về hành vi và tự bạn đã đưa ra hàng chục ý tưởng để ngăn chặn nó.
Bắt đầu bằng việc thống kê theo dõi bao nhiêu lần/ngày thói quen xấu của bạn xảy ra: Chuẩn bị bút và sổ nhỏ bên mình, mỗi lần thói quen xấu của bạn xảy ra, đánh dấu nó vào sổ. Cuối ngày, hãy tổng kết lại xem nhé. Lúc này không phải là lúc bạn đánh giá bản thân hay cảm thấy tội lỗi. Hãy quẳng khỏi đầu suy nghĩ đó, quan trọng là bạn phải biết thói quen xấu này xảy ra như thế nào, tần suất ra sao để có các biện pháp cụ thể phá vỡ chúng.
4. Các cách để bỏ thói quen xấu hiệu quả nhất
Dưới đây là một số ý tưởng bổ sung giúp các bạn loại bỏ thói quen xấu đơn giản và dễ dàng nhất:
Chọn một thay thế cho thói quen xấu của bạn
Cách từ bỏ thói quen xấu hiệu quả là thay thế chúng bằng một thói quen khác. Ảnh: Internet
Bạn cần phải có một kế hoạch trước về cách bạn đối mặt với những căng thẳng hoặc chán nản đó gợi đến thói quen xấu của bạn. Bạn sẽ làm gì khi bạn có cơn thèm hút thuốc lá? (Ví dụ: Sẽ thực hiện các bài tập thở để giảm sự thôi thúc và cơn thèm thuốc) Bạn sẽ làm gì khi cứ muốn lên Facebook trước khi làm việc? (Ví dụ: Trước khi lên Facebook thì mở file công việc, viết 2-3 dòng hoặc phác thảo ý tưởng công việc trước). Hãy nhớ rằng, bất kể nó là gì và bất cứ điều gì bạn đang làm, bạn cần phải có một kế hoạch cho những gì bạn sẽ làm để thay thế cho thói quen xấu của bạn.
Tránh xa các yếu tố tác động càng nhiều càng tốt
Hãy làm cho bản thân dễ dàng từ bỏ thói quen xấu hơn, phá vỡ thói quen xấu bằng cách tránh những điều gây ra chúng. Ví dụ như hãy gỡ app Facebook, chặn Facebook trên trình duyệt, vừa ăn bánh vừa uống nước ngọt thì hãy vứt hết bánh đi,...
Môi trường hiện tại của bạn sẽ dễ dàng nuôi dưỡng những thói quen xấu và khó nảy sinh thói quen tốt hơn. Thay đổi môi trường của bạn và bạn sẽ thấy những tác động tích cực.
Tìm bạn đồng hành cho hành trình từ bỏ thói quen xấu
Hai người sẽ giúp bạn trách nhiệm hơn trong quá trình từ bỏ thói quen xấu và biết được mong muốn muốn bạn tốt hơn từ người khác sẽ là một động lực mạnh mẽ.
Hình dung bản thân bạn bỏ được thói quen xấu thành công
Tự tưởng tượng ra thấy mình đang vứt bỏ thuốc lá/mua thực phẩm lành mạnh hoặc thức dậy sớm. Dù đó là thói quen xấu bạn vẫn đang tìm cách loại bỏ thì hình dung mình chiến thắng nó, mỉm cười, và thưởng thức thành công sẽ giúp bạn tràn đầy hứng khởi và quyết tâm hơn.
Bạn không cần phải là người khác, bạn là chính bạn
Có lúc nào bạn nghĩ rằng để từ bỏ thói quen xấu thì bạn phải trở thành một người hoàn toàn khác? Phải là có tính cách khác chứ không phải con người hiện tại của bạn?
Sự thật là trong bạn đã có một người không có thói quen xấu mà chưa được bộc lộ. Bạn không cần phải bỏ hút thuốc, bạn chỉ cần trở thành một người không hút thuốc. Bạn không cần phải trở thành một người khỏe mạnh, bạn chỉ cần kế hoạch tập luyện để được khỏe mạnh. Đừng gây áp lực cho bản thân hay có suy nghĩ rằng bản thân mình là không thể nhé.
Sử dụng từ "nhưng" để vượt qua định kiến
Muốn các cách từ bỏ thói quen xấu thành công bạn phải tin là mình làm được. Ảnh: Internet
Một điều về cuộc chiến với những thói quen xấu là bạn dễ đánh giá bản thân vì không hành động tốt hơn. Mỗi lần bạn thất bại hoặc mắc lỗi, bạn sẽ dễ dàng chìm sâu vào thất vọng. Vì vậy nên, bất cứ khi nào điều đó xảy ra, hãy kết thúc câu bằng "nhưng" ...
"Tôi béo nhưng tôi sẽ thon gọn trong vài tháng tới."
"Tôi kém cỏi và không ai tôn trọng tôi, nhưng tôi đang phát triển một kỹ năng có giá trị."
"Tôi thất bại, nhưng đôi khi mọi người cũng thế."
Lên kế hoạch khi từ bỏ thói quen xấu thất bại
Điều này không phải là điều xấu, bạn là con người và sẽ luôn có những lúc yếu lòng. Quan trọng là bạn đã chuẩn bị sẵn phương án chuẩn bị khi thất bại và nhanh chóng lấy lại tinh thần, trở lại đường đua từ bỏ thói quen xấu nhanh nhất.
Việc loại bỏ những thói quen xấu cần có thời gian và công sức, nhưng phần lớn nó cần sự kiên trì. Hầu hết mọi người thất bại vì không đủ quyết tâm và kiên trì để bỏ thói quen xấu đó. Hãy nhớ rằng, bạn có thể không thành công ngay lập tức, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể từ bỏ một thói quen xấu. Chúc các bạn thành công và từ bỏ những thói quen xấu như mong muốn.