Bé sơ sinh 7 ngày tuổi đã mắc sốt xuất huyết, nguy hiểm thế nào?
Một ngày trước khi vào viện, trẻ xuất hiện sốt, cao nhất 38 độ C, bú kém hơn những vẫn bú được. Trẻ không ho, không chảy mũi, không đi ngoài phân lỏng, tiểu vàng. Bố mẹ và anh chị trẻ không có ai sốt trong thời gian gần đây.
Qua quá trình thăm khám và theo dõi điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, các bác sĩ nhận thấy trẻ bú được, phổi thông khí tốt, tim đều, không có ban trên da. Kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy tình trạng giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu (102 G/l)…Bên cạnh đó, trẻ có tình trạng rối loạn đông máu.
Các bác sĩ tiếp tục tiến hành tìm các ổ nhiễm trùng thường gặp theo lứa tuổi của trẻ. Đến ngày thứ 3 của bệnh, trẻ còn sốt 38 độ C. Kết quả test nhanh Dengue NS1, IgM dương tính.
Ngày thứ 5 của bệnh, trên da trẻ có vài chấm xuất huyết vùng cẳng chân 2 bên, tiểu cầu 11 G/L, siêu âm có dịch ổ bụng...
Trẻ được truyền dịch, tiêm vitamin K, dùng kháng sinh dự phòng, theo dõi sát cân bằng dịch vào ra. Sau 6 ngày, trẻ đã cắt sốt, không xuất hiện các triệu chứng xuất huyết nặng trên lâm sàng.
Sau 11 ngày, số lượng tiểu cầu tăng lên 100 G/l, rối loạn đông máu trở về giá trị bình thường, hết tràn dịch ổ bụng và tràn dịch màng phổi. Hiện trẻ đã được xuất viện.
Theo bác sĩ Trần Duy Mạnh, bác sĩ điều trị trực tiếp cho trẻ, sốt xuất huyết là một bệnh phổ biến ở các nước nhiệt đới, tuy nhiên, sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh rất ít gặp.
Biểu hiện lâm sàng của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh không điển hình, có thể chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác. Theo dõi và điều trị không hợp lý có thể dẫn đến các biến chứng nặng, thậm chí tử vong.
Hiện nay, dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, số trẻ sốt xuất huyết Dengue đến khám hằng ngày ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có xu hướng tăng. Do đó, để bảo vệ bản thân và gia đình, người dân cần tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế:
- Đậy kín dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước…
- Loại bỏ vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa…
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
- Phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
- Khi bị sốt, đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
Những việc tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết
- Không cho trẻ uống các loại nước có ga, nước có màu đỏ hoặc màu nâu.
- Tránh thức ăn cay, thức ăn có màu đỏ hoặc màu nâu, thức ăn quá nóng hay quá lạnh.
- Tuyệt đối không dùng nhóm thuốc hạ sốt ibuprofen hoặc aspirin để hạ sốt cho trẻ vì thuốc này khiến tình trạng chảy máu trầm trọng lên, có thể gây xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.
- Không tự ý ra hiệu thuốc mua kháng sinh cho con dùng vì bệnh này do virus gây ra. Dùng kháng sinh không những không hiệu quả mà còn làm nặng thêm tình trạng gan, thận.
- Tuyệt đối không đưa trẻ đi truyền dịch ở những cơ sở y tế không đảm bảo, các phòng khám tư nhân không đủ điều kiện làm thủ thuật.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.