Bé gái 14 tuổi thắt cổ tự tử sau khi mâu thuẫn với bố mẹ, cảnh báo căn bệnh nguy hiểm ở trẻ em mà bố mẹ không quan tâm
Cháu bé thắt cổ tự tử sau khi mâu thuẫn với bố mẹ
Được biết từ lâu cháu gái này đã không hợp với bố mẹ, trước đây chỗ dựa tinh thần duy nhất của cháu là người anh trai, nhưng từ lúc anh cháu gái đi du học thì cháu như không còn người thân nào bên cạnh mình.
Gia đình cũng cho biết sau khi anh cháu bé đi du học cháu bé rơi vào trạng thái trầm cảm nặng và có nhiều lần có ý định tự sát, nhưng may mắn những lần trước đây gia đình đã phát hiện và giải cứu kịp thời cho cháu. Gia đình vội đưa bé đi khám tâm lý. Tại đây, cháu bé được làm can thiệp tâm lý thì tâm trạng đã bắt đầu bình ổn.
Cho đến lần này cháu bé bị cô giáo phê bình ở trên lớp do nói chuyện, làm việc riêng. Cháu bé khẳng định mình không nói chuyện riêng. Cộng thêm gia đình có nhiều bất ổn từ lâu ảnh hưởng tới tâm lý cháu. Vì thế, khi bố mẹ yêu cầu cháu phải làm bản kiểm điểm, sau trận cãi vã cháu đã thắt cổ tự tử. Nhưng đến khi gia đình phát hiện thì đã quá muộn, cháu bé đã ra đi mãi mãi.
Bệnh trầm cảm căn bệnh nguy hiểm của giới trẻ hiện nay
Theo các bác sĩ nghiên cứu tâm lí cho biết: tại Việt Nam, tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần giao động từ 8-29% ở trẻ em và vị thành niên. Trong đó, tăng động giảm chú ý (ADHD) chiếm 14,1%; Rối loạn cảm xúc là 11,5%; Rối loạn ứng xử là 9,2%.
5% trong 10 nghìn người nghiện có hồ sơ quản lý là trẻ dưới 18 tuổi (50% là trẻ dưới 16 tuổi).
Năm 2019, Bệnh viện Nhi Trung ương có tiến hành một cuộc khảo sát với 834 học sinh tại Hà Nội và 726 học sinh tại Hưng Yên cho thấy, tỷ lệ trầm cảm với các mức độ khác nhau ở Hà Nội là 31,3% và Hưng Yên là 18,6%; tỷ lệ lo âu tại Hà Nội là 42,6% và Hưng Yên là 36,5%; tỷ lệ trẻ stress tại Hà Nội là 38,8% và Hưng Yên là 21,8%.
Những điều bố mẹ nên làm khi con mắc bệnh trầm cảm
Cho phép con vui chơi thư giãn
Khi thấy trẻ có vẻ mệt mỏi, không nên hỏi dồn: “Con bị làm sao? Cảm thấy thế nào?” rồi đưa ra một loạt biện pháp bắt trẻ làm theo. Trong trường hợp này, không nên la mắng lớn tiếng vì sẽ khiến trẻ bị tổn thương.
Những lúc như vậy, bố mẹ nên cho phép trẻ được tự do vui chơi một chút. Nếu con buồn vì điểm số không tốt, thay vì nói “Con phải chăm chỉ hơn!”, hãy yên lặng và cho trẻ được nghỉ ngơi thư giãn sau một ngày vất vả ở trường.
Đồng cảm hơn với con
Bên cạnh việc nghỉ ngơi, bố mẹ cũng cần lắng nghe tâm sự của con. Lưu ý rằng khi trẻ kể chuyện, bố mẹ hãy lắng nghe một cách chăm chú và không ngắt lời trẻ. Trước hết, hãy tỏ ra tha thứ và tìm hiểu nguyên nhân sâu xa trước những lần buồn chán của con.
Đừng tạo áp lực quá lớn cho con
Áp lực, một mặt tạo động lực cho trẻ vươn lên, đồng thời cũng khiến tâm lý trẻ bị đè nặng. Những câu trách mắng mà bố mẹ nhầm tưởng là tiếp sức cho con như: “Nếu không học hành đàng hoàng, sau này sẽ khổ lắm đấy!” lại vô tình khiến trẻ mệt mỏi vì cố ép mình phải học thật nhiều.
Bệnh trầm cảm đang là nỗi lo lớn của nhiều gia đình và xã hội vì thế khi thấy con có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cũng nên đưa con đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...