Hoại tử hoàng toàn vùng ngực và bụng vì đắp lá thuốc trị bỏng

Chị Trần Thị U. (SN 1992, trú xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, Nghệ An) mẹ của cháu bé nói trong ân hận: “Suýt tí nữa thì mẹ hại con rồi. Cũng may là chưa quá muộn”.

Theo người nhà cho biết, cháu bé bị bỏng nước sôi, nhưng khi nghe người quen giới thiệu nên đã đi lấy thuốc lá trị bỏng về để đắp cho con. “Khi đưa con đến khám qua, người này đưa ra một tờ giấy có đóng mộc đỏ, được chứng nhận và cam kết sẽ chữa khỏi vết bỏng của bé trong vòng 15 ngày. Chi phí chữa trị là 25 triệu đồng”, người mẹ nói. Tuy nhiên, tình trạng của bé không đỡ, càng ngày càng sưng to và đau rát, sốt cao không dứt nên gia đình mới đưa đến bệnh viện chữa trị.

Ngay khi nhập viện, bệnh nhi A. đã được các bác sĩ, điều dưỡng khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng làm sạch dịch mủ và vệ sinh sạch sẽ tại vị trí bỏng, đồng thời điều trị toàn thân, truyền kháng sinh, truyền dịch, dùng thuốc giảm đau, mổ cắt lọc hoại tử bỏng 2 lần.

Người mẹ ôm con hối hận vì đã nghe lời thầy lang (Ảnh: Internet)

Hiểm họa từ việc đắp lá thuốc không rõ nguồn gốc

Trả lời trên báo Vietnamnet: Bác sĩ CKII. Thái Văn Bình - Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, bé A. nhập viện trong tình trạng vết bỏng bị sưng nề, chảy dịch đục, vùng cổ, ngực, bụng, cẳng tay phải bị phồng rộp nước, có phần hoại tử đen kèm theo chảy mủ hôi, nhiễm trùng nặng.

Bệnh nhi bị hoại tử bỏng sâu độ 3, độ 4 do bỏng nước sôi, kết hợp với nhiễm trùng do bôi thuốc lá tạo màng gây tăng thêm độ sâu cho vết thương, khiến việc chữa trị thêm phần phức tạp.

Sau 2 lần ghép da hiện tại tình trạng bỏng và vùng da của cháo A. đã được phục hồi.

Những điều tuyệt đối không được làm khi con bị bỏng

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, sau khi bị bỏng, nên sơ cứu nhanh nhất trong 15-20 phút để giảm độ sâu của vết bỏng. Tuy nhiên có một số điều cần lưu ý như sau:

Không được ngâm vết bỏng vào nước đá tránh tình trạng bị bỏng lạnh.

Tuyệt đối không xoa dầu, bôi kem đánh răng, trứng gà, mỡ trăn, dầu cá, đắp lá chữa bỏng… lên vùng bỏng vì dễ bị nhiễm trùng.

Tuyệt đối không được bôi kem đánh răng vào vết thương (Ảnh minh họa: Internet)

Trong trường hợp bỏng với diện tích mới không được cởi quần áo ra để tránh va chạm vào vết thương. Chỉ cần tháo bỏ những vật cứng có trên cơ thể, để tránh bị sưng vết thương, đảm bảo vệ sinh.

Tuy nhiên, để phòng tránh trường hợp trẻ bị bỏng, người lớn cần tránh tất cả các tác nhân có thể gây nguy hiểm cho trẻ khi ở nhà, đặc biệt người lớn cần giám sát kỹ càng, đồ đạc cần sắp xếp hợp lý, tránh xa những vấn đề liên quan đến nhà bếp, dụng cụ chứa nước sôi, thức ăn mới nấu, bàn là,…