Phụ Nữ Sức Khỏe

Bé trai 7 tháng tuổi bỏng nặng do bình sữa nóng đổ vào người

Bé trai bị bỏng nặng, đau đớn, kêu khóc nhiều do bị bình ủ sữa nóng đổ vào người.

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) vừa tiếp nhận trường hợp bé trai L.N.T.K., 7 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng đau đớn, kêu khóc nhiều do bị bỏng nước sôi tay trái và hai chân.

Bé K. bị bỏng bình ủ sữa nóng khi đang bò chơi tại nhà. Do hốt hoảng nên gia đình có dùng kem đánh răng bôi vào vết bỏng rồi vội vàng đưa bé tới bệnh viện.

Tại bệnh viện, bệnh nhi được chẩn đoán bỏng 5% độ II, III. Các bác sĩ dùng thuốc xịt bỏng, gạc vô khuẩn băng vị trí bỏng, thuốc giảm đau, truyền dịch và kháng sinh thay băng tại chỗ hàng ngày.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, phải mất tới 4 tuần điều trị bệnh nhi mới có thể ra viện. 

Các bác sĩ đang cấp cứu cho bệnh nhi bị bỏng bình sữa nóng. (Ảnh: BVCC).

Bác sĩ cũng cho biết ca bệnh này cũng chỉ là một trong nhiều tình huống tai nạn sinh hoạt rất đáng tiếc thường gặp ở trẻ em do bỏng gây ra. Lứa tuổi bị bỏng nhiều nhất là 2 đến 5 tuổi. Bởi ở độ tuổi này trẻ rất hiếu động, tò mò, muốn khám phá và chưa ý thức được nguy hiểm.

Có nhiều tác nhân gây bỏng, thường gặp ở trẻ em là bỏng do nước sôi, ngoài ra có thể là dầu mỡ sôi, lửa hoặc điện, hóa chất. Tổn thương bỏng rất đa dạng. Bỏng ở vị trí cánh cẳng tay đặc biệt là bàn tay ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và lao động. Ngoài ra các vị trí bỏng ở vùng mặt hoặc bộ phận sinh dục cũng rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng sinh sản của trẻ.

Tất cả những trường hợp này đều cần được xử trí đúng, nếu không có thể khiến vết thương nhiễm trùng, lâu lành và để lại các di chứng như sẹo xấu, co rút ngón tay… thậm chí để lại những thương tật vĩnh viễn cho các bé.

Bởi vậy, chuyên gia khuyến cáo, việc quan trọng nhất khi trẻ bị bỏng là sau sơ cứu ban đầu, cần được đưa đến các đơn vị chuyên khoa về bỏng để điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng.

Cách sơ cứu khi trẻ bỏng nước sôi

Khi trẻ bị bỏng, việc đầu tiên cần làm là nhanh chóng đưa vết bỏng vào dưới vòi nước hoặc vào chậu nước lạnh, sạch. Việc làm này sẽ giúp giảm nhiệt độ bỏng, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương, hạn chế tổn thương lan rộng.

Nếu không, có thể dội nước mát sạch lên đó vài lần. Ngay cả khi da không còn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, nhiệt tích tụ ở vết bỏng vẫn tiếp tục gây tổn thương sâu hơn. Đây là biện pháp quan trọng số một giúp giảm thiểu mức độ tổn thương.

Mọi người tuyệt đối không dùng nước đá lạnh để làm mát vì có thể gây tổn thương da. Không bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng lên vết bỏng để tránh làm gia tăng tổn thương. Nếu có thuốc xịt bỏng thì nhanh chóng xịt cho trẻ.

Bảo vệ vết thương để tránh tổn thương và nhiễm trùng thêm bằng cách: Dùng bằng gạc sạch hoặc vải mỏng băng nhẹ nhàng che phủ vết bỏng, tránh băng quá chặt làm tổn thương tại vết bỏng nặng thêm. Không được tiếp xúc trực tiếp với vết bỏng để tránh nhiễm khuẩn làm cho vết bỏng nặng hơn.

Người lớn động viên, trấn an bé, nếu trẻ đau nhiều thì dùng thuốc giảm đau (paracetamol).

Nếu vùng bỏng lớn thì không nên cởi bỏ quần áo khiến bị lột da vùng bỏng, nên nhanh chóng dùng kéo cắt áo quần ra tách khỏi vết bỏng tránh việc áo quần dính chặt vào vết bỏng khiến vết bỏng bị đau rát, dễ viêm nhiễm.

Nhẹ nhàng tháo bỏ các tư trang cá nhân, vòng lắc hoặc đồng hồ, giày dép … trước khi vết bỏng bị sưng nề. Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để xử trí và đánh giá tổn thương.

Cách phòng tránh bỏng lửa, nước sôi

Để những thứ gây bỏng như nước sôi, phích nước, bao diêm bật lửa … ở xa tầm với của trẻ và ở nơi gọn gàng, tránh để giữa đường đi khiến người khác va phải.

Bố trí bếp và nơi đun nấu xa tầm với của trẻ và sắp xếp gọn gàng.

Không nên ăn thức ăn nóng khi đang bế trẻ, chơi đùa với trẻ.

Khi đun nấu cần để các cán xoong chảo quay vào trong, tránh vô tình va phải gây bỏng.

Theo PHẠM QUÝ/VTC

Tin liên quan

Bé trai bị chó Alaska cắn rách khí quản

Bé trai hai tuổi chơi đùa cùng hai chú chó Alaska trước nhà, bất ngờ chó lao vào cắn cổ...

Bé 2 tuổi suýt mất mạng do cắn nhiệt kế và nuốt phải thủy ngân

Chỉ một chút lơ là của bản thân người mẹ ân hận khi để đứa con 2 tuổi cắn vỡ...

TP.HCM: Cậu bé 15 tuổi tử vong sau khi đau bụng 1 tháng trời

Khoảng 1 tháng trước khi nhập viện, cậu bé thỉnh thoảng đau bụng, sụt 5 kg kèm sốt nhẹ nhưng...

Nan ô đâm xuyên cánh tay bé 6 tháng tuổi

Anh trai 12 tuổi trông em 6 tháng. Để dỗ em, anh lấy ô múa cho em gái xem, do...

Bé 1 tuổi nắm phải sâu róm, gia đình đắp thuốc Nam khiến trẻ suýt phải cắt bỏ ngón tay

Nọc độc sâu róm đã gây dị ứng viêm tấy, sưng, đau bàn tay phải của bé. Gia đình đắp...

Bé gái hơn 2 tuổi bị tím tái, suy kiệt do mắc bệnh hiếm gặp

Bé gái hơn 2 tuổi bị suy dinh dưỡng, chỉ nặng 11kg do bị tứ chứng Fallot - là bệnh...

Vụ bé gái tử vong sau tiêm vắc-xin: Thêm nhiều trẻ nhập viện

Ngoài bé gái 2 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm chủng hôm qua 12-10, còn có 4 cháu bé...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

15 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

15 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 6 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 6 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 6 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 10 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 10 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 15 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình