Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ là gì?

Bé bị ghẻ phỏng (hay còn gọi là ghẻ nước) là một loại bệnh nhiễm trùng da rất dễ lây nhiễm, bị ghẻ phỏng ở trẻ em dễ gây nhầm lẫn với bệnh ghẻ ngứa do con ghẻ (cái ghẻ) gây ra.

Bệnh có thể lây từ vùng da này đến vùng da khác - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh có thể lây từ vùng da này đến vùng da khác trên cùng một người bệnh hoặc lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Đây là căn bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm thường gặp ở trẻ em và xuất hiện nhiều hình thành dịch trong mùa hè nóng bức, khí hậu ẩm thấp.

Nguyên nhân trẻ em bị ghẻ phỏng

Bé bị ghẻ phỏng là do nhiễm vi khuẩn liên cầu trên da, vi khuẩn này có từ nhiều nguồn khác nhau. Các yếu tố nguy cơ tăng khả năng lây nhiễm bao gồm:

Móng tay dài, dơ, dính cát đất, bụi bẩn… là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn liên cầu cư trú và phát triển. Khi trên da có vết trầy xước hay xây xát, vi khuẩn sẽ thông qua các vết thương hở này đi vào cơ thể gây ra bệnh.

Chất nhầy từ mũi họng bị viêm, chảy ra là ổ lây bệnh ghẻ phỏng ở quanh mũi và miệng của bé.

Bệnh cũng có thể lây từ những vật nuôi trong nhà như chó, mèo…

Bệnh lây lan từ các nguồn lây nhiễm như nhà trẻ, trường học…

Vào mùa hè nóng bức khí hậu ẩm là điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển thành dịch.

Triệu chứng và biến chứng khi trẻ bị ghẻ phỏng là gì?

Dấu hiệu đầu tiên của ghẻ phỏng là vết đỏ trên da, sau đó từ vết này nổi lên mụn nước và bóng nước như bị phỏng.

Dấu hiệu đầu tiên của ghẻ phỏng là vết đỏ trên da - Ảnh minh họa: Internet

Bóng nước nhanh chóng bị vỡ và khô lại thành mày dày có màu vàng. Mày ghẻ phỏng dễ tróc khi trẻ cào gãi. Chất dịch của bóng nước có chứa nhiều vi khuẩn cho nên chất dịch này sẽ lây lan và tạo thành nốt ghẻ phỏng mới ở vùng da lân cận do gãi, do cào cấu hoặc lây qua trẻ khác do tiếp xúc dính trực tiếp chất dịch này.

Ghẻ phỏng là bệnh nhiễm trùng nhẹ trên bề mặt da và khi lành thì không để lại sẹo.

Tuy nhiên, ở những bé bị ghẻ phỏng tái đi tái lại nhiều lần và nhất là ghẻ phỏng ở vùng da quanh mũi miệng có thể dẫn đến biến chứng viêm cầu thận cấp, là bệnh nặng hơn ở rất nhiều so với bệnh nguyên thủy (ghẻ phỏng) và hoàn toàn có thể gây suy thận do biến chứng này.

Bé bị ghẻ phỏng phải làm sao?

Trẻ bị ghẻ nước phải làm sao là băn khoăn của nhiều cha mẹ khi con mắc bệnh lây nhiễm này. Thông thường, cha mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da để trị bệnh. 

Đối với thuốc uống chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ - Ảnh minh họa: Internet

Sau đây là một số loại thuốc dùng để chữa ghẻ phỏng rất phổ biến:

Thuốc DEP

Thuốc có dạng lỏng, không màu, không mùi và dùng cho trẻ em trên 2 tuổi. Thuốc sử dụng chữa ghẻ phỏng rất hiệu quả. Khi sử dụng, cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh sau đó bôi thuốc trực tiếp lên.

Bôi thuốc 2 – 3 lần/ngày, có thể sử dụng vào ban đêm. Tuyệt đối không bôi vào bộ phận sinh dục của trẻ.

Thuốc Benzyl benzoat 33%

Thuốc được sử dụng trị ghẻ phỏng rất hiệu quả và có độ an toàn cao. Khi bé bị ghẻ phỏng, bạn bôi dầu benzyl benzoat 33% hoặc xịt lên vùng da bị bệnh mỗi ngày 2 lần. Không nên bôi thuốc vào vùng đầu và mắt của trẻ, mỗi lần bôi thuốc nên cách nhau khoảng 15 phút.

Kem Eurax (crotamintan) 10%

Kem có tác dụng chống ngứa và trị ghẻ. Tốt nhất nên dùng loại thuốc này vào buổi tối, vệ sinh vùng ghẻ phỏng sạch sẽ trước khi bôi, bôi thuốc trực tiếp lên vùng da bị tổn thương và nên dùng trong khoảng 2-3 ngày sẽ cho kết quả tốt.

Thuốc Permethrin cream 5%

Đây là loại thuốc chữa ghẻ phỏng ít chứa độc tính, có thể sử dụng cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Vệ sinh sạch sẽ cùng da bị bệnh và bôi kem trực tiếp lên vùng da tổn thương. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày sẽ mang lại kết quả

Trong các trường hợp bé bị ghẻ phỏng và có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì cần bôi thêm một số dung dịch thuốc màu. Dùng thêm một số loại thuốc uống hoặc kháng sinh nhằm gây bất động và đào thải ấu trùng gây bệnh qua đường máu.

Lưu ý khi sử dụng các thuốc trị ghẻ nước

Cha mẹ lưu ý chỉ bôi thuốc lên vùng da bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Chỉ bôi thuốc lên vùng da bệnh, không bôi lên mặt và vùng da lành.

Vệ sinh sạch sẽ, lau khô người trước khi bôi thuốc.

Bôi thuốc cho đến khi hết bệnh và sau khi khỏi một thời gian để hạn chế tái phát.

Khi sử dụng thuốc để trị ghẻ phỏng nên có hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là thuốc uống và kháng sinh.

Trẻ bị ghẻ nước tắm là gì?

Các bậc phụ huynh có thể dùng một số loại thuốc dân gian để nấu nước tắm trị ghẻ cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Trong trường hợp lo ngại bé bị tác dụng phụ của thuốc Tây, các bậc phụ huynh có thể dùng một số loại thuốc dân gian dưới đây nhưng không được lạm dụng. Nên theo dõi một thời gian ngắn. Nếu bệnh không có dấu hiệu khỏi nên chuyển sang điều trị bằng các loại thuốc đã nêu trên.

Dùng lá mơ

Lá mơ là loại rau được nhiều người biết đến. Đây không chỉ là thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cao cho cơ thể mà còn có tác dụng chữa lành vết thương, chữa cảm lạnh, chống viêm loét, chữa lị, mụn nước và chữa bệnh ghẻ phỏng rất tốt.

Thực hiện như sau: Lấy lá mơ rửa sạch, vò nát, vắt lấy nước và dùng bông tắm thấm vào vùng bị ghẻ phỏng. Cách làm này vô cùng đơn giản, cha mẹ nên kiên trì để có hiệu quả tốt.

Dùng lá đào

Lá đào có tính bình, vị đắng, có tác dụng trong chữa ho, bế tắc kinh nguyệt, bị bầm máu hoặc cầm máu vết thương… Ngoài ra, nó còn có tác dụng chữa ghẻ phỏng, ngứa lở rất hiệu quả.

Lá tắm nên được rửa sạch và đun sôi kĩ, sau đó để nguội hoặc pha nước đến nhiệt độ thích hợp rồi tắm cho bé - Ảnh minh họa: Internet

Rất đơn giản, mẹ chỉ cần lấy lá đào rửa sạch vò nát rồi đắp lên vùng da bị ghẻ phỏng hoặc cũng có thể lấy lá đào nấu nước tắm cho trẻ hàng ngày cũng cho hiệu quả rất cao.

Dùng lá ba ngạc (ba chạc, chè đắng)

Lá ba ngạc thường phân bố ở vùng núi, trung du, loại lá này có tác dụng chữa ghẻ phỏng rất tốt. Lấy lá ba ngạc rửa sạch nấu nước tắm hàng ngày sẽ giúp thuyên giảm tình trạng bị ghẻ phỏng. Đồng thời, lá ba ngạc còn có tác dụng chữa các loại viêm da dị ứng rất hiệu quả.

Phòng bệnh và chăm sóc trẻ bị ghẻ phỏng

Giữ vệ sinh da cho bé, sử dụng các loại xà bông diệt khuẩn thông dụng để phòng ngừa ghẻ phỏng.

Cắt ngắn móng tay, móng chân cho bé thường xuyên để loại bỏ ổ chứa vi khuẩn.

Khi bé bị viêm mũi họng, cần đưa bé đi điều trị sớm để ngăn chặn lây nhiễm ra các vùng da, nhất là phòng ngừa biến chứng nguy hiểm viêm cầu thận cấp.

Trong các trường mẫu giáo, nhà trẻ, trường tiểu học, khi phát hiện có bé bị ghẻ phỏng, các thầy cô cần báo cho cha mẹ bé để đưa bé đi khám bệnh, phòng lây bệnh cho các học sinh khác.

Mặc dù ghẻ phỏng là loại nhiễm trùng da nhẹ, có thể điều trị dễ dàng bằng thuốc bôi có chứa chất kháng sinh hoặc thuốc uống kết hợp. Nhưng các bậc cha mẹ cũng cần đưa trẻ đến khám để được chỉ định thuốc điều trị cho đúng cách. Vì da của trẻ con rất dễ hấp thu thuốc qua đường bôi nên bôi thuốc quá liều, bôi thuốc sai có thể gây hại cho bé.

Có thể thấy, bé bị ghẻ phỏng tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng cũng gây ra rất nhiều khó chịu cho sức khỏe của bé, đặc biệt là các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi có các triệu chứng của bệnh thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để có biện pháp điều trị và chăm sóc thích hợp nhất.