Bé 5 tuổi bị dầu sôi bắn vào, bà nội bị mắng vì không chịu đưa đi bệnh viện ngay, nhưng bác sĩ khen
Thế hệ sau những năm 90, thường được cho là thế hệ bố mẹ thụ động hơn, bởi vì họ thường có được sự hỗ trợ từ ông bà trong việc chăm sóc con cái. Có người cho rằng điều này làm giảm gánh nặng cho những ông bố bà mẹ trẻ. Tuy nhiên, gần đây, chúng ta cũng thấy nhiều tranh luận về việc người già có lợi ích gì từ việc chăm sóc con cháu. Dù sao đi nữa, việc chăm sóc con là trách nhiệm của bố mẹ, và khi xảy ra sự cố, bố mẹ không thể đổ lỗi cho ai khác.
Quan trọng nhất là bố mẹ ngày nay cần phải trang bị những kỹ năng sơ cứu khi trẻ gặp tai nạn, bất kể ai đang chăm sóc, cả người già và người trẻ. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho trẻ. Dù ông bà đưa con cháu ra ngoài, hay bố mẹ tự mình đưa, thì vẫn sẽ luôn có một mức độ rủi ro nhất định. Tuy nhiên, điều quan trọng là người lớn cần có đủ kiến thức, và kỹ năng để đối phó với các tình huống khẩn cấp khi chăm sóc trẻ. Khi bố mẹ, ông bà có sẵn "túi khôn" bên mình, việc nuôi dạy trẻ em sẽ không gặp phải vấn đề lớn.
Theo chia sẻ của Sohu, mới đây một người bà ở Giang Tô, Trung Quốc đã nhờ vào kinh nghiệm tích luỹ được của mình, nên đã cứu được đứa cháu trai thoát khỏi việc rơi vào tình huống xấu nhất. Được biết, Tiểu Bách đã được bà nội chăm sóc từ khi cậu bé chỉ mới 1 tuổi. Vì bố mẹ của cậu bé đều có sự nghiệp riêng, để cho đôi vợ chồng trẻ có thể tập trung vào công việc và thành công trong sự nghiệp, bà nội đã đảm nhận trách nhiệm chăm sóc bé.
Cách đây vài hôm, bà nội đưa cháu trai đi mua đồ ăn sáng. Cậu bé rất thích món rán ở một tiệm đầu hẻm, vì vậy 2 bà cháu đã vui vẻ dắt nhau ra quán ăn. Trong vài phút bà không để ý do tập trung gọi món, cháu trai không kiềm chế được sự tò mò nên đã lại gần khu vực nấu nướng của quán. Lúc đó, một chảo dầu còn đang sôi, rất nóng vừa được đặt xuống để thay dầu mỡ mới thì Tiểu Bách. Chẳng may cậu bé bị chảo dầu hất vào nên hoảng hồn khóc lớn.
Tiểu Bách bị bỏng với diện tích rộng trên cơ thể.
Chủ tiệm thấy sự việc liền nhanh chóng kéo Tiểu Bách ra, nhưng trên người cậu bé lúc này đã có một diện tích lớn bị bỏng. Mọi người xung quanh thấy thế liền vội vàng bảo đưa Tiểu Bách đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Có người còn khuyên bà nội nên dùng cách cổ xưa, là đổ xì dầu hay bôi kem đánh răng vào vết bỏng. Thế nhưng, bà nội lắc đầu không chịu, mà bế vội cháu trai vào nhà vệ sinh của quán, sau đó sơ cứu theo kinh nghiệm riêng của mình. Mặc cho nhiều người đang buông lời trách mắng.
Một lát sau thì Tiểu Bách được đưa vào bệnh viện. Khi nhìn thấy vết thương do bỏng của cậu bé, vị bác sĩ không hề tỏ ra căng thẳng hay nghiêm trọng, ngược lại còn hỏi bà nội: "Có phải bà đã sơ cứu cho cháu trước khi đến bệnh viện? Bà sơ cứu cho cháu như thế nào?"
Lúc này, bà nội Tiểu Bách thẳng thắn nói: "Tôi đã đưa cháu vào nhà tắm, rửa qua vết bỏng với nước lạnh, sau đó thì lấy kéo cắt bỏ quần áo cháu ra rồi mới đưa vào viện cho bác sĩ khám". Nghe chia sẻ từ người bà, vị bác sĩ nở một nụ cười hài lòng: "Bà làm tốt lắm, nhờ bà sơ cứu đúng và kịp thời nên làn da, sức khoẻ của thằng bé sẽ không có gì đáng lo ngại. Bà cứ yên tâm."
Bà nội Tiểu Bách nhận kết luận từ bác sĩ thì thở phào nhẹ nhõm. Hoá ra "túi khôn" bà đã tích luỹ mấy chục năm nay đã thực sự hiệu quả, lại còn phát huy tác dụng vô cùng chuẩn khiến bà rất vui.
Theo các chuyên gia và bác sĩ Nhi, tình huống trẻ nhỏ bị bỏng là một tình huống khẩn cấp đòi hỏi sự can thiệp nhanh chóng và đúng đắn. Vì vậy, bố mẹ hoặc người lớn cần phải thuộc lòng các bước sơ cứu quan trọng sau đây:
- Di chuyển trẻ ra khỏi nguồn nhiệt: Người lớn cần ngay lập tức kéo trẻ ra khỏi khu vực gây bỏng, chẳng hạn như vùng lửa, nồi nóng, hay vật liệu nóng. Điều này giúp ngăn chặn quá trình bị bỏng tiếp tục phát triển.
- Tắt nguồn gây bỏng: Nếu có thể, người lớn nên kịp thời tắt nguồn gây bỏng, chẳng hạn như tắt bếp ga, rút phích cắm điện hoặc dập tắt lửa.
- Làm nguội vết bỏng: Đặt vùng bỏng dưới nguồn nước lạnh (không đá) trong khoảng 10-20 phút. Nước lạnh giúp làm giảm nhiệt độ vùng bỏng và giảm đau. Tránh sử dụng nước đá hoặc các chất lạnh trực tiếp lên vùng da nhạy cảm của trẻ để tránh gây hại.
- Gỡ bỏ quần áo hoặc vật liệu bị bám: Nếu quần áo hoặc vật liệu bám vào vùng bỏng không quá chặt, người lớn hãy cẩn thận gỡ bỏ chúng. Đừng cố gắng gỡ bỏ những vật liệu bám chặt hoặc đứt rách, vì nhân viên y tế chuyên nghiệp sẽ xử lý nó chuẩn hơn.
- Che chắn và bảo vệ vùng bỏng: Sử dụng vật liệu sạch, không gây kích ứng như khăn mềm hoặc gạc y tế để che chắn vùng bỏng của trẻ. Điều này giúp bảo vệ vùng bỏng khỏi bụi bẩn và ngăn không khí tiếp xúc trực tiếp với vùng da bỏng non yếu của trẻ.
- Đến ngay bệnh viện hoặc gọi cấp cứu: Sau khi cung cấp sơ cứu ban đầu, hãy đưa trẻ đến bệnh viện hoặc gọi số cấp cứu để được chăm sóc y tế chuyên nghiệp. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ bỏng và tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp, như vệ sinh vùng bỏng, bôi thuốc và băng bó.
Lưu ý rằng việc sơ cứu chỉ là giai đoạn đầu tiên trong quá trình điều trị bỏng. Việc tìm đến sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp là rất quan trọng, để đảm bảo an toàn và điều trị hiệu quả cho trẻ.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.